10 Nguyên Nhân Xe Ô Tô Bị Giật Khi Đạp Ga & Cách Xử Lý

Những xe đã sử dụng lâu năm thường gặp hiện tượng xe ô tô bị giật khi đạp ga gây ra nhiều khó chịu và bất cập khi lưu thông trên đường. Tình trạng này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông mà còn khiến động xe xuống cấp nhanh chóng.

Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng xe ô tô bị giật khi lên ga là gì? Hà Thành Garage sẽ giải đáp trong bài viết này.

1. Hiện tượng xe ô tô bị giật khi đạp ga là gì?


Khi động cơ bị giật đồng nghĩa với việc hệ thống nhiên liệu, hệ thống cung cấp khí hoặc đánh lửa làm việc không được tốt. Quá trình đốt cháy diễn ra không thuận lợi khiến động cơ ngừng làm việc. Sau một khoảng thời gian, động cơ hoạt động trở lại và kèm theo tình trạng rung lắc khi tăng ga.

Động cơ gặp vấn đề dẫn đến hiện tượng ô tô bị giật khi tăng ga

2. Nguyên nhân xe ô tô bị giật khi đạp ga


Nguyên nhân xe ô tô bị giật khi đạp ga bắt nguồn từ nhiều bộ phận khác nhau trên xe. Trước khi tiến hành sửa chữa, khắc phục vấn đề, anh/chị cần tìm hiểu kỹ càng những lý do dẫn đến tình trạng này.

2.1. Kim phun nhiên liệu bị tắc

Kim phun có nhiệm vụ phun nhiên liệu vào buồng đốt một cách liên tục và nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lâu ngày chưa vệ sinh kim phun, bộ phận này sẽ bị bám đầy cặn bẩn, gây ảnh hưởng đến việc phun nhiên liệu khiến động cơ xe hoạt động không ổn định.

Kim phun nhiên liệu bị tắc dẫn đến hiện tượng ô tô bị giật khi tăng ga

2.2. Lọc nhiên liệu bị nghẹt

Hệ thống lọc dầu có tác dụng làm sạch nhiên liệu trước khi vào buồng đốt và đảm bảo vệ sinh bình chứa. Sau một thời gian sử dụng, lọc nhiên liệu thường bị bám cặn bẩn gây tắc nghẽn lọc gió. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, lưu lượng và chất lượng nhiên liệu được cung cấp cho hệ thống phun sẽ bị ảnh hưởng.

>>> Tham khảo thêm: Quy trình thay dầu nhớt ô tô tại Hà Thành Garage

2.3. Lọc gió bám nhiều bụi

Bộ phận lọc gió có nhiệm vụ lọc không khí vào khoang máy, duy trì ổn định hoạt động của xe. Nếu hệ thống lọc bị tắc nghẽn do bụi bẩn, khiến không khí vào khoang máy không đều, dẫn tới hiện tượng xe ô tô bị giật khi đạp ga. Do đó anh/chị cần để ý vệ sinh lọc gió thường xuyên.

Vệ sinh lọc gió động cơ thường xuyên

2.4. Bugi hoạt động kém hoặc hệ thống đánh lửa có vấn đề

Bugi bị hỏng do bụi bẩn bám xung quanh hoặc đầu bugi bị hao mòn khiến khe hở giữa các điện cực bị rộng. Điều này làm quá trình đốt cháy suy giảm. Hơn nữa, bugi bị mòn, bộ chia điện hoặc dây cao áp cũng sẽ hỏng, dẫn tới hiện tượng đánh lửa có vấn đề, từ đó khiến xe ô tô bị giật khi đạp ga.

Bugi hoạt động kém dẫn đến hiện tượng xe ô tô bị giật khi đạp gaBugi hoạt động kém dẫn đến hiện tượng xe ô tô bị giật khi đạp ga

2.5. Cảm biến lưu lượng không khí bị trục trặc

Cảm biến lưu lượng không khí có tác dụng giám sát lượng khí bên ngoài vào buồng đốt. Sự chênh lệch áp suất buồng đốt khiến lượng khí đi vào khó được kiểm soát. Sau thời gian hoạt động, cảm biến bị hư hỏng dẫn đến quá trình đốt cháy không hiệu quả, xuất hiện tình trạng xe ô tô bị giật khi đạp ga.

hỏng cảm biến lưu lượng khí nạp dẫn đến hiện tượng ô tô bị giật khi tăng ga

2.6. Cảm biến vị trí bướm ga bị trục trặc

Cảm biến vị trí bướm ga có nhiệm vụ gửi tín hiệu góc mở đến ECU dưới dạng tín hiệu điện áp. Nếu cảm biến gặp trục trặc khiến lượng nhiên liệu đốt cháy không đều. Trường hợp mạch điện bị hở không chỉ nhiên liệu phun ít lại mà động cơ yếu khó khởi động, xe ô tô bị giật khi tăng tốc.

2.7. Cảm biến oxy bị bẩn

Lượng oxy trong khí thải và gửi tới ECU được bộ phận cảm biến oxy đo lường. Sau thời gian dài sử dụng, cảm biến bị bám bụi bẩn làm bít các lỗ trên thân, động cơ mất lửa, tiêu hao nhiên liệu, kim phun hoạt động quá tải và khiến xe ô tô bị giật khi đạp ga.

2.8. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát bị lỗi

Nước làm mát động cơ cần được đo lường để đảm bảo nhiệt độ. Khi cảm biến bị hư hỏng, thông tin ECU tính toán lượng phun nhiên liệu vào buồng đốt bị sai. Từ đó, dẫn đến quá trình đốt nhiên liệu không đạt hiệu quả, xe dễ bị chết máy hoặc rung giật khi tăng ga.

2.9. Van tuần hoàn khí thải bị kẹt

Van tuần hoàn có tác dụng đưa khí xả từ động cơ vào buồng đốt giúp giảm nhiệt độ quá trình đốt cháy và hạn chế chất độc trong khí thải. Trưởng hợp van tuần hoàn bị kẹt hoặc rò rỉ khiến lượng khí này tràn vào buồng đốt, gây tình trạng xe ô tô bị giật khi tăng ga và chết máy giữa chừng.

2.10. Không khí tràn vào buồng đốt quá nhiều

Trong quá trình di chuyển, sự chênh lệch áp suất trong và ngoài buồng đốt khiến lượng khí tràn vào quá tải, ảnh hưởng tới hoạt động hệ thống ECU. Nếu tỉ lệ này sai so định mức sẽ dẫn đến hiện tượng xe ô tô bị giật khi đạp ga vì quá trình đốt cháy nhiên liệu không ổn định.

3. Cách xử lý xe ô tô bị giật khi đạp ga


Việc xe ô tô bị giật khi đạp ga dễ khiến anh/chị bị mất tập trung khi tham gia giao thông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn. Do đó, anh/chị cần đưa ra cách xử lý phù hợp giúp xe vận hành êm ái, ổn định hơn. Tham khảo các bước khắc phục đơn giản trước khi đưa xe đến cơ sở bảo dưỡng như sau:

Bước 1: Lựa chọn thời điểm lên số. Thời điểm lên số khi vòng tua động cơ lớn khiến xe bị gằn và ống xả phát ra tiếng kêu to. Do đó, khi muốn tăng tốc cần xác định thời điểm chuyển số muộn hơn vòng tua.

Bước 2: Giải phóng chân ga. Sau khi xác định thời điểm lên số hợp lý, anh/chị giải phóng chân ga và đạp hết chân côn. Lưu ý phải đạp hết chân côn để không gây hư hại cho hộp số khi chuyển số.

Bước 3: Chuyển cần số lên cao hơn. Thực hiện chuyển cần số cao rồi bỏ chân côn đạp chân ga. Nên thực hiện đồng thời khi mới khởi động xe để tránh hiện tượng xe bị giật.

Trên thực tế, các bước này chỉ có tác dụng khắc phục vấn đề tạm thời. Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cũng như độ bền của xe, anh/chị nên đưa xe đến trung tâm sửa chữa uy tín để kiểm tra. Ngoài ra, việc bảo dưỡng xe định kỳ sẽ là phương án tối ưu giúp phát hiện kịp thời những vấn đề hư hỏng.

4. Kết luận


Hiện tượng xe ô tô bị giật khi đạp ga gây ra không ít phiền toái đến anh/chị. Đồng thời, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ không đảm bảo được sự an toàn khi tham gia giao thông. Do đó, anh/chị phải thường xuyên kiểm tra các chi tiết động cơ và bảo dưỡng định kỳ để kịp thời phát hiện hư hỏng.

Cảm ơn anh/chị đã quan tâm và theo dõi. Chúc anh/chị một ngày tốt lành!

>>> Tham khảo thêm bài viết khác

Tags
Bình luận
0/5
Bình chọn