Cấu tạo, công dụng & phân loại bugi ô tô

Bugi ô tô là bộ phận trực tiếp tham gia vào hoạt động đánh lửa để khởi động động cơ ô tô. Vậy cụ thể cách hoạt động của bộ phận này ra sao? Có cấu tạo gồm những bộ phận nào? Và có những loại nào, loại nào là tốt nhất? Hãy cùng Hà Thành Garage tìm hiểu trong bài viết ngay dưới đây!

Bugi ô tô: cấu tạo, công dụng, phân loại

1. Bugi ô tô có tác dụng gì?


Bugi ô tô (Spark Plug) là bộ phận thuộc hệ thống đánh lửa, đóng vai trò quan trọng trong việc khởi động động cơ ô tô. Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ cung cấp dòng điện từ hệ thống đánh lửa, giúp tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp khí và nhiên liệu trong buồng đốt xi lanh động cơ.

Khí và nhiên liệu khi đốt cháy sẽ làm tăng áp suất trong buồng đốt. Khi này, sẽ đẩy piston chuyển động, tác động lên trục khuỷu và làm quay động cơ ô tô.

1.1. Cấu tạo bugi ô tô

Bugi xe ô tô có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: Điện cực trung tâm và điện cực tiếp đất; Vỏ cách điện.

Điện cực trung tâm và điện cực tiếp đất

Điện cực trung tâm và đầu điện cực là nơi tạo ra tia lửa điện, có thiết kế hình vuông và nhô ra trên bugi. Bên trong điện cực trung tâm có chứa điện trở kết nối với đầu ta của cuộn dây đánh lửa hoặc từ trường bằng một dây cách điện dày. Bộ phận này thường được làm bằng các loại hợp kim như Nikel, Platinum hoặc Iridium.

Vỏ cách điện

Vỏ cách điện của bugi luôn được thiết kế bằng gốm oxit có độ bền cao, chịu nhiệt và truyền nhiệt tốt để đảm bảo cho bigu không bị rò rỉ điện áp cao. Ngoài ra, trên bề mặt vỏ cách điện, ở vị trí đầu tiếp xúc với chụp bugi, thường được thiết kế có dạng những nếp nhăn thành hình lượn sóng có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng phóng điện cao áp - để làm giảm nghiêm trọng hiệu quả đánh lửa trong buồng đốt.

Bugi ô tô

2. Các loại bugi ô tô


Dựa trên các tiêu thức phân loại khác nhau thì bugi xe ô tô sẽ được chia làm nhiều loại khác nhau.

2.1. Phân loại dựa trên khả năng tản nhiệt

Dựa trên khả năng tản nhiệt thì bugi ô tô được chia làm 2 loại: Bugi nguội và bugi nóng.

+ Bugi nguội: Là loại có khả năng hấp thụ nhiệt lượng lớn từ buồng đốt động cơ nhưng khả năng dẫn nhiệt kém. Thường được sử dụng cho động cơ có tỷ số nén cao, di chuyển đoạn đường dài với tốc độ cao và trọng tải lớn.

+ Bugi nóng: Là loại có khả năng hấp thụ nhiệt lớn từ buồng đốt động cơ nhưng có khả năng tản nhiệt nhanh. Thường được sử dụng cho động cơ có tỷ số nén cao, di chuyển quãng đường ngắn với tốc độ chậm và trọng tải nhẹ.

2.2. Phân loại dựa trên vật liệu làm điện cực

Dựa trên động cơ ô tô được sử dụng thì bugi ô tô cũng được chia làm 2 loại, là: Bugi đồng và bugi bạch kim.

+ Bugi đồng: Là loại bugi được làm từ vật liệu đồng - một vật liệu cơ bản để làm điện cực. Trong đó, điện cực trung tâm có chất liệu Nikel (Niken). Tuổi thọ của bugi đồng thường từ 16.000 - 32.000 km. Loại bugi này phù hợp với các dòng ô tô cũ và hoạt động tốt ở điều kiện tăng áp.

+ Bugi bạch kim (hay còn được gọi là Bugi Platinum): Là loại bugi được làm từ bạch kim - một kim loại có tính trơ và độ chống trọi với nhiệt độ cực kỳ tốt nên rất khó bị ăn mòn. Tuổi thọ của bugi bạch kim thường từ 80.000 - 140.000km. Loại bugi này có ưu điểm là khá ít bị tích tụ carbon.

3. Bugi ô tô loại nào tốt?


Không có sản phẩm bugi xe ô tô nào là tốt nhất. Chỉ có sản phẩm nào là chất lượng, chính hãng và uy tín. Với mỗi loại bugi được kế trên lại có những ưu điểm phù hợp với từng dòng xe ô tô khác nhau.

Bên cạnh đó, phần lớn các hãng xe như Toyota, Honda, Kia, Hyundai hay Mazda… đều yêu cầu thay thế bugi riêng từ hãng. Vì vậy, rất khó để nói loại bugi xe ô tô nào là tốt nhất.

Tuy nhiên, đối với những hãng không yêu cầu bắt buộc cần bugi riêng hay trong trường hợp người tiêu dùng muốn mua ngoài thì sao? Trong trường hợp này, một số hãng như Denso, Bosch, và NGK là những sự lựa chọn được ưa thích nhiều nhất.

>>> Tham khảo thêm: Mẹo nhận biết bugi ô tô bị hỏng thông qua màu sắc

4. Kết luận


Là một bộ phận tuy có cấu tạo đơn giản và về mặt thiết kế tương đối nhỏ nhưng lại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống khởi động của động cơ ô tô xăng. Bugi ô tô hoạt động liên tục và thường xuyên mỗi lần khởi động động cơ ô tô.

Vì vậy, trong quá trình sử dụng xe, cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để kịp thời phát hiện cũng như tránh những hỏng hóc không đáng có xảy ra, ảnh hưởng đến sự an toàn và trải nghiệm lái của người dùng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Hà Thành Garage chuyên bảo dưỡng, sửa chữa ô tô uy tín, chất lượng, luôn đồng hành cùng quý khách!

>>> Liên hệ tư vấn: Sửa chữa điện ô tô tại Hà Thành Garage

Tags
Bình luận
0/5
Bình chọn