Khi động cơ hoạt động, áp suất dầu bôi trơn thường nằm trong khoảng từ 2.5 - 4 kg/cm2. Khi động cơ hoạt động không tải, mức áp suất này là dưới 0.5 kg/cm2. Áp suất dầu bình thường luôn duy trì ổn định trong mức này.
Khi áp suất dầu ở mức thấp hơn mức ổn định, đèn cảm biến dầu trên taplo ô tô sẽ báo sáng. Lúc này, anh/chị cần kiểm tra, rà soát tất cả các khả năng hỏng hóc có thể xảy ra để xác định nguyên nhân và khắc phục sớm nhất có thể.
Hãy cùng Hà Thành Garage tìm hiểu các nguyên nhân gây ra hiện tượng áp suất dầu ô tô ở mức thấp trong bài viết này.
1. Áp suất dầu ở mức thấp do bị thiếu dầu
Xe bị thiếu dầu là nguyên nhân khiến áp suất dầu ở mức thấp phổ biến nhất. Lượng dầu thấp không đủ cung cấp cho động cơ hoạt động nên khiến áp suất dầu bị giảm.
Để kiểm tra mức dầu, anh/chị sử dụng que thăm nhớt để đo mực dầu. Nếu dầu ở mức thấp, vệt dầu sẽ ở bằng hoặc dưới mức Low trên que thăm nhớt.
Có nhiều nguyên nhân khiến dầu ở mức thấp: Do dầu lâu ngày chưa được thay mới, dầu nhớt bị rò rỉ, đường ống bị hở hoặc bạc lót trục khuỷu bị mòn…
Khi này, anh/chị cần tiến hành thay mới dầu nhớt nếu đã lâu không thay mới dầu hoặc đưa xe đến các gara uy tín để được kiểm tra và sửa chữa các bộ phận bị hỏng.
>>> Xem thêm: Bảng giá thay dầu nhớt ô tô tại Hà Thành Garage
2. Lỗi áp suất dầu ở mức thấp do dầu nhớt bị bẩn
Dầu nhớt có nhiệm vụ làm sạch các chi tiết bên trong động cơ. Do đó, sau một khoảng thời gian sử dụng dầu sẽ bị lẫn nhiều tạp chất, cặn bẩn. Bên cạnh đó, do làm việc dưới môi trường nhiệt độ cao nên dầu nhớt bị già và lâu dần sẽ bị giảm phẩm cấp.
Nếu không được thay thế định kỳ dầu sẽ biến chất nặng, đặc hơn do cặn bẩn. Điều này làm độ nhớt bị thấp và áp suất dầu nhớt giảm xuống. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả bôi trơn, làm sạch và làm mát động cơ.
3. Dầu nhớt đang sử dụng không thích hợp
Mỗi một loại nhớt sẽ có một chỉ số nhớt nhất định thể hiện độ nhớt. Tương ứng với đó, các nhà sản xuất cũng đưa ra mức áp suất nhớt đề nghị đối với người sử dụng cho phương tiện của mình.
Nếu dùng không đúng loại dầu nhớt, áp suất dầu có thể bị quá cao hoặc quá thấp. Sử dụng dầu quá lỏng có thể khiến áp suất nhớt bị thấp, sử dụng dầu quá đặc sẽ làm áp suất lốp bị cao.
>>> Tham khảo: 4 loại nhớt ô tô đảm bảo chất lượng nhất hiện nay
4. Áp suất dầu ở mức thấp do động cơ hoạt động quá nóng
Khi động cơ quá nóng do vận hành quá tải, dầu nhớt sẽ bị mỏng hơn bình thường và làm ngăn chặn áp lực thích hợp để tích tụ. Nguyên nhân này cũng tương tự như việc sử dụng dầu có độ nhớt thấp hơn so với khuyến nghị.
Động cơ ô tô bị quá nhiệt (Ảnh minh họa)
5. Vòng piston bị mòn
Sau một thời gian dài sử dụng, vòng piston có thể bị mòn. Khi này, dầu nhớt sẽ bị lọt vào buồng đốt qua tường xi lanh hoặc vòng đệm thân van và bị đốt cháy trong đó. Khi này, mực dầu nhớt bị giảm sẽ làm giảm áp suất động cơ.
Ngược lại, nhiên liệu cũng có thể bị rò rỉ, tràn vào bình chứa dầu, làm loãng dầu và gây giảm áp suất động cơ.
6. Bơm nhớt/ màng lọc nhớt bị hỏng
Sau khi dầu nhớt bôi trơn động cơ tụ về chảo nhớt đặt bên dưới hộp máy, bơm nhớt hút nhớt ngược trở lên qua màng lọc và tiếp tục đưa nhớt đi vào chu trình bôi trơn tiếp theo. Trong trường hợp nhớt bị trục trặc không thể hút nhớt lên hoặc hút yếu, màng lọc nhớt quá bẩn và bị tắc nghẽn… sẽ khiến nhớt khó lưu thông hoặc bị tắc, gây giảm/ mất áp suất dầu.
7. Cảm biến áp suất nhớt bị lỗi
Cảm biến áp suất nhớt có nhiệm vụ xác định mức áp suất và gửi tín hiệu về hệ thống điều khiển điện tử - ECU. Nếu thấy mức áp suất nhớt thấp hoặc cao bất thường ECU sẽ bật đèn cảnh báo áp suất dầu ở mức thấp cho người lái biết để kiểm tra và khắc phục sớm.
Tuy nhiên cũng có trường hợp mức áp suất nhớt thực tế vẫn duy trì trong mức ổn định nhưng vì cảm biến bị lỗi do bám bẩn (lâu ngày chưa vệ sinh) hay hư hỏng nên truyền tín hiệu bị sai.
8. Van an toàn bị kẹt
Van an toàn có vai trò làm giảm áp suất nhớt trong hệ thống, tránh áp suất nhớt bị tăng quá cao. Bởi áp suất quá cao có thể khiến nhớt phun vào xi lanh động cơ quá nhiều, dễ lọt vào buồng đốt và bị cháy trong đó.
Nếu van an toàn bị kẹt hay trục trặc sẽ khiến áp suất dầu nhớt tăng cao. Khi đó, bơm nhớt phải hoạt động dưới áp lực cao nên rất dễ bị hỏng. Van an toàn bị hỏng cũng có thể làm áp suất dầu bị thấp.
9. Kết luận
Nguyên nhân áp suất dầu ở mức thấp có thể xuất phát từ hướng khách quan hoặc chủ quan. Do dầu đã quá cũ, bẩn và không được thay mới, bị rò rỉ hay đang không được sử dụng đúng chỉ số nhớt mà nhà sản xuất khuyến nghị. Do động cơ hoạt động quá nóng làm mỏng dầu nhớt. Hoặc cũng có khả năng do cảm biến áp suất dầu bị lỗi, nhưng khả năng này là rất thấp.
Do vậy, để áp suất dầu luôn ở mức ổn định, anh/chị cần chú ý sử dụng dầu nhớt có chỉ số nhớt thích hợp, thực hiện thay dầu nhớt định kỳ và cũng cần bảo dưỡng thường xuyên các chi tiết máy, bộ phận thuộc động cơ ô tô để kịp thời phát hiện những hỏng hóc và xử lý đúng cách, tránh những thiệt hại nặng nề nhất có thể.
Cảm ơn anh/chị đã quan tâm và theo dõi. Chúc anh/chị một ngày tốt lành!
Hà Thành Garage chuyên bảo dưỡng, sửa chữa ô tô uy tín, chất lượng, luôn đồng hành cùng quý khách!
>>> Tham khảo thêm bài viết khác
-
Khi nào cần thay dầu trợ lực lái ô tô? Dấu hiệu nhận biết là gì?
-
Dầu côn xe ô tô: Tác dụng, thời gian nên thay mới & cách thay
-
Thay dầu hộp số tự động tuần hoàn: Tiết kiệm thời gian - Hiệu quả tối đa