Thời gian thay dầu phanh ô tô trung bình với các dòng xe là khoảng sau 30.000 - 40.000 km chạy (tương đương khoảng 3 năm). Tuy nhiên, tùy vào mỗi dòng xe và điều kiện môi trường di chuyển mà thời gian thay dầu phanh thực tế có thể sớm hơn hoặc muộn hơn.
Vậy có những dấu hiệu cảnh báo nào để biết khi nào cần thay dầu phanh? Kiểm tra mức dầu như thế nào? Màu sắc dầu như nào là dầu đã bị bẩn, biến chất và cẩn phải thay? Hãy cùng Hà Thành Garage tìm hiểu trong bài viết ngay dưới đây!
1. Công dụng của dầu phanh ô tô
Là huyết mạch của hệ thống phanh thủy lực của ô tô, dầu phanh đóng vai trò quyết định tới sự vận hành an toàn của xe. Dầu phanh có đặc tính vật lý khác hoàn toàn với các loại dầu mỡ bôi trơn động cơ, dầu trợ lực lái. Nếu như các loại dầu này có tác dụng làm giảm ma sát, làm mát ổ trục máy… thì dầu phanh lại đảm nhận vai trò truyền lực là chủ yếu.
Do mang đặc tính không chịu nén của chất lỏng nên dầu phanh có thể truyền lực tác động từ bàn đạp phanh đến các bộ phận của hệ thống phanh một cách chính xác nhất. Chức năng truyền lực này đòi hỏi dầu phanh phải có độ nhớt khá cao trong khi chỉ số độ nhớt lại nhỏ. Tính chất hóa lý của dầu phanh phải ổn định, độ bay hơi thấp và điều đặc biệt là không có bọt.
Các dòng xe ở Việt Nam hiện nay thường sử dụng 3 loại dầu phanh chính gồm dầu DOT 3, DOT 4 và DOT 5. Trong đó loại DOT 3 và DOT 4 được sử dụng phổ biến và chúng có đặc tính háo nước còn DOT 5 thì không có tính háo nước.
Nên dùng dầu có chỉ số DOT có ghi trên nắp bình dầu phanh để tránh việc tác dụng lẫn nhau tạo cặn và các chất ăn mòn trong dầu
2. Khi nào cần thay dầu phanh ô tô?
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, dầu phanh ô tô cần được thay mới sau 30.000 - 40.000 km chạy (tương đương khoảng sau 3 năm sử dụng).
Tuy nhiên, thời gian thay dầu phanh ô tô còn phụ thuộc vào hai yếu tố:
2.1. Dòng xe
Với những dòng xe phổ thông như Honda, Toyota, Mazda… thì thời gian thay dầu phanh cố định là 3 năm bất kể số km chạy. Hay với những dòng xe sang trọng hơn như Mercedes-Benz, Audi, BMW… thì thời gian thay dầu phanh là sau khoảng 2 năm sử dụng, tương đương với số km chạy là từ 30.000 - 40.000 km.
2.2. Điều kiện môi trường di chuyển và chất lượng dầu hiện tại
Cũng như các loại dầu động cơ hay dầu hộp số, dầu phanh ô tô cũng bị hao hụt và có thể bị nhiễm bẩn theo thời gian đặc biệt là trong môi trường di chuyển ô nhiễm, ẩm ướt và bụi bặm.
Có thể kể đến một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dầu phanh như sau:
+ Đặc tính dễ hút ẩm: Trung bình sau 1 năm vận hành, dầu phanh ô tô thường bị nhiễm 2% nước, mức này có thể tăng lên 8% sau 3 năm.
+ Dầu phanh bị nhiễm nước do quá trình mở nắp kiểm tra hoặc sử dụng bị nhiễm nước. Khi đó, dầu phanh sẽ dễ sôi hơn, áp suất phanh giảm và có thể gây gỉ sét những chi tiết trong hệ thống phanh.
+ Các chi tiết trong hệ thống phanh khi làm việc cọ sát nhau sinh ra muội than, khiến dầu phanh bị bẩn.
Do đó, tùy thuộc vào từng dòng xe và điều kiện môi trường di chuyển của xe mà thời gian cần thay dầu phanh sẽ sớm hơn hoặc dài hơn khoảng thời gian trung bình từ 30.000 - 40.000 km.
>>> Tham khảo thêm: 7 loại chất lỏng cần thay thế khi bảo dưỡng ô tô định kỳ
3. Cách kiểm tra để thay dầu phanh ô tô
3.1. Xác định vị trí dầu phanh ô tô
Dầu phanh ô tô được chứa trong một chiếc bình nhỏ màu trắng đặt ở khoang động cơ. Trên nắp bình dầu phanh có in chữ Brake Fluid hoặc tem ký hiệu phanh màu vàng.
Trong trường hợp không tìm thấy vị trí hoặc do thiết kế xe khác, anh/chị hãy sử dụng sổ hướng dẫn sử dụng xe đề tìm ra chính xác vị trí hộp dầu phanh ô tô dễ dàng hơn.
Bình dầu phanh ô tô thường làm bằng nhựa màu trắng. Trên thân bình có in 2 vạch: Fill to, Full hoặc Maximum - tương ứng với mức dầu tối đa; và Add hoặc Minimum - tương ứng với mức thấp nhất.
Vì vỏ bình dầu là dạng trong nên hoàn toàn có thể nhìn từ bên ngoài vào được.
3.2. Các dấu hiệu cảnh báo và tình trạng màu sắc dầu
Một số dấu hiệu cảnh báo và nhận biết màu sắc dầu còn mới, vẫn sử dụng được hay đã bẩn và cần thay thế:
+ Đèn cảnh báo sáng trên đồng hồ xe. Khi dầu gần hết, hoặc bị cạn kiệt do rò rỉ vì một nguyên nhân nào đó, đèn báo trên taplo sẽ phát sáng.
+ Cảm biến dầu phanh. Hiện nay, ở hầu hết những xe mới, đều có cảm biến dầu phanh. Dựa vào càm biến dầu phanh, anh/chị sẽ biết được mức dầu hiện tại trong bình đang ở đâu, và có cần phải thay hay không.
+ Màu sắc dầu phanh quá đậm, màu nâu sẫm là hiện tượng dầu phanh đã quá cũ, bị nhiễm bẩn và biến chất nặng. Khi đó, cần tiến hành thay dầu mới hoàn toàn để đảm bảo hiệu quả hoạt động dầu phanh, cũng như hệ thống phanh. Nếu màu dầu phanh vẫn trong, có màu vàng nhạt, chứng tỏ dầu vẫn mới, sạch và vẫn sử dụng tốt.
Lưu ý: Cần hạn chế mở nắp bình dầu phanh để tránh không khí ẩm bên ngoài có thể khiến dầu bị nhiễm nước, gây giảm chất lượng dầu và khiến các chi tiết hệ thống phanh bị han gỉ.
4. Cách thay dầu phanh ô tô
Để thay dầu phanh, cần chuẩn bị và tuân thủ theo đúng yêu cầu kỹ thuật và các bước tiến hành sau:
4.1. Dụng cụ cần chuẩn bị
Các dụng cụ cần chuẩn bị để thay dầu phanh:
-
Bộ hút chân không.
-
Ống nhựa, bình nhựa để đựng dầu cũ.
-
Cờ lê loại 8 mm hoặc 10 mm.
-
Kích ô tô.
-
Khăn lau mềm.
-
Chai xịt vệ sinh phanh ô tô.
-
Mỡ bôi trơn bu lông, ốc.
-
Dầu phanh mới.
4.2. Các bước thay dầu phanh ô tô
Dưới đây là 6 bước tiến hành tự thay dầu phanh cho tô tô:
Lưu ý: Để đảm bảo an toàn và chất lượng dầu phanh sau thay mới, anh/chị cần tuân thủ đúng thứ tự các bước và kỹ thuật tiến hành được đề cập dưới đây!
Bước 1: Vệ sinh phanh ô tô
Sử dụng khăn lau mền và chai xịt vệ sinh chuyên dụng đã chuẩn bị để vệ sinh sạch sẽ hệ thống phanh xe.
Bước 2: Tháo bánh xe
Bước 3: Xả dầu phanh cũ
Dựa vào vị trí dầu phanh phía trên để xác định vị trí bình dầu.
Đầu tiên, tháo núm cao su bọc ốc xả dầu phanh. Đồng thời, đặt ống nhựa xả dầu vào, đầu còn lại ống nhựa cho vào bình đựng dầu cũ đã chuẩn bị.
Tiếp đó, mở van xả để dầu chảy vào bình đựng.
Cách xả này sẽ giúp ngăn tình trạng không khí bị hút ngược vào xi lanh phanh.
Bước 4: Sử dụng miếng gỗ ngăn bàn đạp xa bị bật
Khi áp suất dầu được giải phóng, bàn đạp sẽ bật xa. khi đó, cần chèn một miếng gỗ hoặc một vật cản nào đó, đủ lực để ngăn không cho bàn đạp bật quá xa.
Bước 5: Hút dầu cũ trong khoang máy ô tô
Trong lúc xả dầu phía dưới, mở nắp bình dầu phanh ở khoang máy và dùng ống hút dầu để hút sạch dầu cũ trong khoang máy. Sau đó đổ dầu mới vào đầy bình. Đóng chặt nắp lại.
Bước 6: Xả hết dầu cũ còn sót lại trong hệ thống. Nạp dầu mới vào bình
Tại bước này, anh/chị cần sự hỗ trợ của một người thứ hai để đạp bàn đạp phanh.
Anh/Chị cần kết hợp đạp bàn đạp phanh, siết bu lông van xả để lấy hết toàn bộ dầu còn sót lại trong bình.
Nhờ một người nhấn giữ phanh bằng một lực ổn định. Trong khi đó, đồng thời siết bu lông van xả, rồi nới lỏng ¼ vòng để xả hết dầu cũ còn sót lại trong hệ thống.
Lặp lại quá trình nhấn giữ phanh và siết bu lông cho đến khi dầu phanh cũ đã được tháo ra hoàn toàn và dầu mới bắt đầu chảy vảo bình.
Khi dầu mới đã đổ đầy bình, siết chặt bu lông. Đồng thời, tháo ống nhựa và lắp lại núm bọc cao su.
Sau đó, lắp lại bánh xe.
Bước 7: Kiểm tra lại mức dầu phanh trong bình dầu
Kiểm tra lại mức dầu phanh trong bình dầu ở khoang máy một lần nữa. Nếu còn thiếu, châm thêm dầu đến gần mức Maximum.
Bước 8: Thực hiện tương tự 6 bước trên lặp lại ở mỗi bánh xe.
Bước 9: Hoàn tất, chạy thử xe trong khu đường vắng, tiến hành đạp, kết hợp nhả chân phanh để quan sát cảm giác phanh.
5. Các câu hỏi khác về dầu phanh ô tô
5.1. Giá dầu phanh ô tô
Giá dầu phanh trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng từ 80.000 - 450.000 VNĐ/ 1 bình/ 1 lít. Mỗi loại dầu phanh khác nhau, thương hiệu khác nhau, tiêu chuẩn DOT khác nhau sẽ có mức giá cụ thể khác nhau.
Dưới đây là 4 loại dầu phanh và mức giá trung bình cho từng loại anh/chị có thể tham khảo:
5.2. Các loại dầu phanh ô tô
Dầu phanh DOT 3
-
Nhiệt độ sôi khô 205 độ C, nhiệt độ sôi ướt 140 độ C.
-
Khả năng sôi tốt ở tình trạng khô lẫn ướt.
-
Không màu hoặc màu hổ phách.
-
Không bị đặc quánh trong điều kiện nhiệt độ thấp.
-
Hiện tượng các bộ phận cao su bị phồng lên không nhiều, giảm tình trạng dầu bị rò rỉ.
-
Có thể trộn với dầu DO 4 và DOT 5.1 vì có chung thành phần Glycol.
-
Tuy nhiên, hút ẩm không khí mạnh nên càn thay dầu thường xuyên hơn do dầu nhanh bị nhiễm nước.
Giá tham khảo: Dao động từ 80.000 - 180.000 đồng/ 1 bình/ 1 lít.
Dầu phanh DOT 4
-
Nhiệt độ sôi khô 230 độ C, nhiệt độ sôi ướt 155 độ C.
-
Khả năng sôi tốt ở tình trạng khô, kém hơn ở tình trạng ướt.
-
Không màu hoặc màu hổ phách.
-
Nhiệt độ sôi sẽ giảm mạnh khi bị ẩm.
-
Có thể pha trộn với dầu DOT 5.1, DOT 3.
Giá tham khảo: Dao động từ 150.000 - 300.000 đồng/ 1bình/ 1 lít.
Dầu phanh DOT 5
-
Nhiệt độ sôi khô 260 độ C, nhiệt độ sôi ướt 180 độ C.
-
Khả năng sôi tốt.
-
Màu tím.
-
Không hút ẩm.
-
Độ nhớt ổn định trong điều kiện khắc nghiệt.
-
Dầu bị nở đáng kể khi lẫn tạp chất.
-
Không phù hợp sử dụng ở hệ thống phanh đã từng sử dụng qua các loại dầu DOT 3, DOT 4 và DOT 5.1, hoặc dùng chung với các loại này.
-
Không phù hợp sử dụng ở hệ thống phanh anti-lock vì độ nhớt cao.
Giá tham khảo: Dao động từ 300.000 - 500.000 đồng/ bình 1 lít.
Dầu phanh DOT 5.1
-
Nhiệt độ sôi khô và ướt cao hơn DOT 5.
-
Không thể trộn được với DOT 5 do DOT 5 kỵ Glycol.
-
Tính hút ẩm cao.
Giá tham khảo: Dao động từ 350.000 - 450.000 đồng/ 1 bình/ 1 lít.
6. Kết luận
Trên đây là một số giải đáp của Hà Thành Garage xoay quanh chủ đề thay dầu phanh ô tô, như: thời gian định kỳ thay dầu phanh cho ô tô là bao lâu? Cách kiểm tra và nhận biết bằng màu sắc dầu phanh bị nhiễm bẩn, bị cạn kiệt? 9 bước tự thay dầu phanh cho ô tô. Và cuối cùng là một số loại dầu phanh ô tô và giá dầu phanh tương ứng với mỗi loại trên thị trường.
Cũng giống như những loại dầu khác như dầu hộp số hay dầu động cơ, vì chạy đều qua tất cả các bộ phận của hệ thống phanh ô tô, do đó, nếu dầu phanh bị bẩn hay bị cạn kiệt, không đủ để bôi trơn hệ thống thì hệ thống phanh sẽ nhanh chóng bị hỏng và gặp một số trục trặc như: bị rít, bị gỉ sét hay rò dầu… có thể gây hỏng toàn bộ hệ thống phanh.
Do đó, việc thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô là cần thiết để đảm bảo trước nhất: Hệ thống phanh ô tô hoạt động trơn tru, hiệu quả. Sau đó, bảo vệ sự an toàn của người lái và người ngồi xe.
Cảm ơn anh/chị đã quan tâm và theo dõi. Chúc anh/chị luôn an toàn trên mọi chuyến đi!
Đọc thêm bài viết