Phanh Ô Tô Bị Mòn: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Kiểm Tra & Sửa Chữa

Thông thường, má phanh ô tô bị mòn nhanh hơn đĩa phanh và cần thay thế trước. Tuy nhiên nếu má phanh mòn không được thay thế kịp thời, nó có thể gây hư hỏng cho đĩa phanh vì hai bộ phận này hoạt động ma sát trực tiếp với nhau khi phanh xe.

Khi đó, anh/chị sẽ phải thay thế cả hai bộ phận. Vậy dấu hiệu nào cho thấy má phanh, đĩa phanh xe ô tô bị mòn? Và cách kiểm tra như thế nào? Hãy cùng Hà Thành Garage tìm hiểu trong bài viết ngay dưới đây!

Phanh ô tô bị mòn: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách kiểm tra

1. Nguyên nhân do má phanh ô tô bị mòn


Phanh ô tô bị mòn thông thường xuất phát từ má phanh hoặc đĩa phanh xe ô tô bị mòn.

1.1. Má phanh ô tô là gì?

Má phanh ô tô (hay còn gọi là bố thắng ô tô) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống phanh ô tô, có nhiệm vụ tiếp xúc với phần quay của phanh, tạo ra lực ma sát giúp giảm tốc độ quay của bánh xe khi người lái đạp chân phanh giảm tốc độ xe.

Mỗi loại má phanh được thiết kế bằng chất liệu khác nhau, quy trình chuyên biệt. Do đó mỗi loại có hiệu suất và mức độ ứng dụng khác nhau, như má phanh hữu cơ, má phanh gốm, má phanh kim loại.

1.2. Má phanh ô tô bị mòn - Dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử lý

Dấu hiệu 1 - Đèn báo lỗi hệ thống phanh phát sáng

Hiện nay, phần lớn tất cả các loại xe hiện đại đều được trang bị hệ thống đèn cảnh báo phanh ABS. Hệ thống này có tác dụng cảnh báo kịp thời cho người lái những trường hợp hỏng hóc của hệ thống phanh ô tô hoặc thao tác trên hệ thống phanh chưa đúng.

Xe có phanh ABS có hai đèn cảnh báo - một cho sự cố hệ thống ABS và một cho các sự cố cơ học. Khi má phanh xe ô tô bị mòn, cảm biến xác định độ mòn má sẽ tiếp xúc với heo thắng (Caliper) và đĩa phanh. Khi đó, đèn báo mòn phanh trên bảng điều khiển sẽ bật sáng.

Thông thường, khi đèn báo phanh báo sáng là khi má phanh đã bị mòn quá nhiều.

Bên cạnh đó, đèn cảnh báo hệ thống phanh báo sáng cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như dầu phanh ô tô bị rò rỉ, bị cạn kiệt…

>>> Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu cảnh báo cần thay dầu phanh ô tô & cách xử lý tại nhà

Dấu hiệu phanh ô tô bị mòn - đèn báo hệ thống phanh ABS báo sángDấu hiệu phanh ô tô bị mòn - đèn báo hệ thống phanh ABS báo sáng

Dấu hiệu 2 - Tiếng ồn bất thường phát ra từ phanh

Khi má phanh bị mòn, nếu để ý, anh/chị sẽ phát hiện những tiếng kêu kin kít, ken két khi đạp chân phanh giảm tốc độ hoặc khi đỗ xe. Đây là dấu hiệu má phanh ô tô đã bị mòn nặng, cần phải được thay thế ngay.

Âm thanh này xuất phát từ bộ phận cảm biến phanh hoặc miếng kim loại nhỏ trên tấm đệm má phanh cọ xát gây nên.

Dấu hiệu 3 - Xe khó điều khiển

Khi phanh xe, nếu cảm thấy chiếc xe có một lực kéo khiến chiếc xe rẽ trái, rẽ phải bất thường hay khi anh/chị dừng đỗ, xe hay bị giật thì nên đi kiểm tra phanh ngay lập tức.

Hoặc khi di chuyển, cảm nhận được một lực kéo khiến xe có xu hướng rẽ trái, rẽ phải mà không theo sự điều khiển vô lăng hoặc ô tô bị giật, anh/chị nên đưa xe đến các gara sửa chữa để kiểm tra hệ thống phanh.

Dấu hiệu phanh ô tô bị mòn - Xe khó điều khiểnDấu hiệu phanh ô tô bị mòn - Xe khó điều khiển

Dấu hiệu 4 - Cảm giác đạp chân phanh quá nhẹ hoặc bị hụt

Theo cơ chế hoạt động, việc nhấn chân phanh sẽ khiến má phanh ép sát vào roto, tạo lực cản khiến bánh xe dừng lại. Tuy nhiên, má phanh bị hao mòn quá mức sẽ tạo cảm giác đạp chân phanh quá nhẹ hoặc bị hụt. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện tình trạng vô lăng ô tô bị rung khi đi trên đường mặc dù đang di chuyển với tốc độ ổn định.

Dấu hiệu 5 - Vô lăng bị rung khi phanh

Khi đạp phanh nếu vô lăng có dấu hiệu bị rung thì khả năng cao má phanh đã bị mòn.

Dấu hiệu 6 - Xe phanh không ăn

Có nhiều nguyên nhân làm phanh ô tô đạp không ăn, như bị thiếu dầu phanh, cần đẩy piston xi lanh bị cong, xi lanh chính hỏng hoặc khe hở má phanh không đúng chuẩn… Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là má phanh bị mòn.

Khi má phanh bị mòn, phanh xe sẽ không ăn, cảm nhận hành trình pedal bị kéo dài hơn bình thường.

2. Nguyên nhân do đĩa phanh ô tô bị mòn


2.1. Đĩa phanh ô tô là gì?

Đĩa phanh ô tô (hay còn gọi là roto ô tô), là bộ phận được gắn trực tiếp lên cụm moay-ơ bánh xe.

2.2. Đĩa phanh ô tô bị mòn - Dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử lý

Về cơ bản, đĩa phanh ô tô khi bị mòn cũng có những dấu hiệu tương tự như khi má phanh xe ô tô bị mòn. Vì về cấu tạo và nguyên lý làm việc, hai bộ phận này hoạt động liên quan và tác động trực tiếp với nhau (ma sát trực tiếp) khi người lái thực hiện đạp chân phanh giảm tốc độ ô tô.

Dấu hiệu 1 - Đèn báo phanh sáng liên tục

Tương tự như khi má phanh bị mòn, đèn báo phanh cũng sẽ báo sáng khi đĩa phanh bị mòn.

Dấu hiệu 2 - Tiếng ồn khi nhấn phanh

Khi nhấn phanh, hệ thống phanh xuất hiện tiếng kêu rít khi giảm tốc độ, dừng đèn đỏ hay dừng xe đột ngột… có nghĩa là đĩa phanh đã mòn đến mức cảnh báo.

Trường hợp tiếng ồn không kéo dài, có thể hệ thống phanh chỉ bị bẩn, chỉ cần vệ sinh làm sạch hệ thống đĩa, má phanh là tiếng kêu không còn xuất hiện.

Dấu hiệu 3 - Xe bị rung hoặc chệch hướng khi phanh

Đây là một trong những tình trạng báo động nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu xe thường xuyên phải di chuyển trên những đoạn đường hẹp, tình trạng này thực sự gây nguy hiểm đến sự an toàn của người lái.

Bên cạnh đó, khi nhấn phanh, phát hiện tiếng kêu, đồng thời, có cảm giác pedal bị rung là dấu hiệu đĩa phanh ô tô bị mòn không đều.

Dấu hiệu 4 - Phanh không ăn như trước

Xe phanh không ăn như trước, hành trình pedal dài hơn bình thường là những dấu hiệu cho thấy có thể đĩa phanh ô tô đã bị mòn.

Dấu hiệu phanh ô tô bị mòn - Phanh không ăn như trướcDấu hiệu phanh ô tô bị mòn - Phanh không ăn như trước

Dấu hiệu 5 - Bàn đạp phanh sát sàn

Bàn đạp phanh không có cảm giác chắc chắn, phải đạp bàn đạp sát sàn thì phanh mới hoạt động. Nguyên nhân có thể xuất phát từ dầu phanh bị rò rỉ, bị lẫn nước không tạo đủ áp lực phanh hoặc do đĩa phanh đã bị mòn. Trường hợp này, anh/chị cần kiểm tra để xác định đúng nguyên nhân.

Dấu hiệu 6 - Đạp phanh bị nặng hoặc cứng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bàn đạp phanh bị nặng hoặc cứng như:

+ Đường ống dẫn dầu bị tắc hoặc áp lực dầu tăng cao không thể truyền tới cơ cấu phanh. Khi đó, trợ lực phanh đã bị hỏng, không thể hỗ trợ được bàn đạp.

+ Đĩa phanh, má phanh bị mòn không đều. Bề mặt đĩa phanh và moay ơ không tiếp xúc trực tiếp có thể do quá trình tháo lắp hoặc biến dạng cục bộ gây ra. Bên cạnh đó, môi trường làm việc khắc nghiệt khiến bề mặt đĩa, má phanh ô tô bám nhiều tạp chất, bụi bẩn, cộng hưởng nhiệt độ cao thay đổi đột ngột là những điều kiện lý tưởng bào mòn đĩa, má phanh ô tô.

Trường hợp này, anh/chị cần đưa xe đến các gara sửa chữa kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân.

>>> Tham khảo thêm: Đĩa phanh ô tô bị rỉ: Nguyên nhân & Cách khắc phục

3. Cách kiểm tra bố thắng ô tô, đĩa phanh ô tô bị mòn hay không?


Vậy, để kiểm tra xem thực sự má phanh, đĩa phanh ô tô có bị mòn hay không, anh/chị cần tiến hành tháo bánh xe để kiểm tra má, đĩa phanh ô tô bên trong.

3.1. Dụng cụ chuẩn bị

  • Kích: Dùng để nâng và kê bánh xe.

  • Cần xiết lực và tuýp mở tắc kê: Dùng để mở và siết tắc kê bánh xe.

  • Cờ lê: Dùng để mở cụm piston.

  • Dây dù: Dùng để treo cụm piston sau khi tháo.

  • Cảo ép piston: Dùng để lắp piston.

  • Dung dịch vệ sinh má phanh, đĩa phanh ô tô chuyên dụng.

3.2. Các bước kiểm tra

Bước 1: Tháo bánh xe

Dựa trên độ nặng và độ bám của lốp, nới lỏng đai ốc và tắc kê của bánh xe cần kiểm tra má, đĩa phanh. 

Bước 2: Nâng bánh xe lên cao

Sử dụng kích nâng xe lên cao để tháo gỡ bánh xe và quan sát đĩa, má phanh dễ dàng hơn.

Bước 3: Tháo gỡ bánh xe

Để quan sát được má phanh, đĩa phanh bên trong, anh/chị cần tháo gỡ bánh xe. Nhìn xuyên qua caliper để kiểm tra má phanh, đĩa phanh có bị mòn hay không. Nếu có, độ mòn của chúng là nặng hay nhẹ. Sau đó, cần đưa xe đến các garage sửa chữa để kỹ thuật viên tiến hành tháo lắp, kiểm tra và thay thế nếu cần thiết.

Nếu má phanh hay đĩa phanh không có dấu hiệu bị mòn, sử dụng dung dịch vệ sinh má phanh, đĩa phanh ô tô chuyên dụng để rửa sạch bụi bẩn, sạn, cát bám trên má, đĩa phanh.

Bước 4: Lắp bánh xe về trạng thái ban đầu

4. Kết luận


Trên đây là toàn bộ thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân và cách kiểm tra má phanh ô tô bị mònđĩa phanh xe ô tô bị mòn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm thông tin hữu ích tới anh/chị. Nếu anh/chị có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, vui lòng để lại thắc mắc trong phần bình luận, chúng tôi sẽ hỗ trợ anh/chị.

Cảm ơn anh/chị đã quan tâm và theo dõi. Chúc anh/chị một ngày tốt lành.

Hà Thành Garage chuyên bảo dưỡng, sửa chữa ô tô uy tín, chất lượng, luôn đồng hành cùng quý khách!

>>> Tham khảo thêm bài viết khác

Tags
Bình luận
0/5
Bình chọn