8 Cách Nhận Biết Côn Ô Tô Bị Mòn Và Cách Khắc Phục

Các cách nhận biết côn xe ô tô bị mòn đơn giản bằng việc thường xuyên kiểm tra hoạt động của côn xe có xuất hiện tiếng động lạ khi khởi động không? Khi đạp côn xe có bị nặng? Hay có xuất hiện hiện tượng ì xe khi lên dốc?...

Tất cả dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng côn ô tô bị mòn sẽ được Hà Thành Garage giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây!

Cách nhân biết côn ô tô bị mòn - Hà Thành Garage

1. Côn xe ô tô là gì và công dụng?


Côn xe (hay còn gọi là bộ ly hợp ô tô) là bộ phận nằm trong hệ thống truyền lực, làm cầu nối trung gian giữa động cơ, hộp số và cầu chủ động. Côn xe có nhiệm vụ truyền động hoặc ngắt truyền động từ động cơ tới hộp số, giúp xe có thể tạm dừng, tăng hoặc giảm số mà không cần tắt máy xe.

Khi gặp sự cố về côn, hay côn bị hỏng hóc, việc điều khiển phương tiện sẽ trở nên khó khăn, thậm chí xe có thể dừng hoạt động.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô?


2.1. Cấu tạo côn xe

Côn xe bao gồm 8 bộ phận:

     1. Bánh đà khối lượng kép

     2. Nắp ly hợp

     3. Cơ cấu cắt

     4. Thiết bị giảm rung bàn đạp

     5. Xi lanh chỉnh ly hợp (CMC)

     6. Bàn đạp ly hợp

     7. Xi lanh cắt ly hợp (CSC)

     8. Đĩa ly hợp

Cấu tạo bộ ly hợp ô tô

Trong đó, lá côn là bộ phận có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp giảm nhẹ sự va đập khi vào ly hợp. Đồng thời đảm bảo công suất được truyền một cách nhẹ nhàng và êm ái. Từ đó, giúp quá trình vận hành xe trở nên ổn định và an toàn hơn.

2.2. Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp ô tô như sau:

  • Khi nhả chân côn - bộ ly hợp đóng - truyền động từ động cơ tới hộp số.

  • Khi đạp chân côn - bộ ly hợp cắt - ngắt truyền động từ động cơ tới hộp số.

3. Cách nhận biết côn ô tô bị mòn?


Côn ô tô bị mòn có thể do bộ phận lá côn, vòng bi T (vòng bi để ngắt ly hợp) hoặc bạc đạn bánh đà bị mòn.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn dến côn ô tô bị mòn: Do thời gian sử dụng phương tiện, lỗi kỹ thuật, do côn ô tô bị khô, thiếu dầu bôi trơn hoặc thậm chí do sử dụng sai cách.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng côn ô tô bị mòn.

3.1. Côn xe ô tô bị nặng

Hiện tượng côn xe ô tô nặng là một trong những hiện tượng thường gặp nhất báo hiệu chủ xế cần đi đến các trung tâm, garage sửa chữa để kiểm tra bộ côn.

Dấu hiệu nhận biết: Côn ô tô bị nặng khiến người lái phải dùng nhiều lực hơn khi đạp chân côn, tạo cảm giác nặng nề, khó chịu cho chủ xế.

Nguyên nhân: Nguyên nhân phổ biến là do lá côn, bàn ép ô tô bị mòn. Tuy nhiên, cũng có thể do xe bị thiếu dầu côn

Cách khắc phục: Khi đó, bạn cần đến các trung tâm hay garage sửa chữa gần nhất, hoặc mua xe trước đó, để tiến hành thay thế lá côn mới, hoặc bổ sung dầu côn cho xe nếu thực sự bị thiếu.

Chân côn ô tô bị nặng

3.2. Ly hợp bị trượt

Dấu hiệu nhận biết: Ly hợp bị trượt là hiện tượng xe không chạy khi đồng thời nhả bàn đạp ly hợp và bàn đạp ga.

Nguyên nhân: Có thể do lá côn, bánh đà, hoặc mâm ép bị mòn. Một phần trăm nhỏ là do rò rỉ dầu động cơ.

Cách để kiểm tra ly hợp bị trượt:

  • Bước 1: Khởi động xe và kéo phanh tay.

  • Bước 2: Đạp bàn đạp ly hợp và kéo cần số tới vị trí số 2 hoặc 3.

  • Bước 3: Từ từ nhả bàn đạp ly hợp. 

Lúc này, nếu bộ ly hợp vẫn hoạt động tốt, ly hợp không bị trượt, xe sẽ bị chết máy. Ngược lại, bộ ly hợp hoạt động không tốt, ly hợp bị trượt, xe sẽ không chết máy.

Cách khắc phục: Bạn nên thay mới lá côn, bánh đà, hoặc mâm ép (nếu bị mòn) và đến các trung tâm sửa chữa, garage nhờ bộ phận kỹ thuật kiểm tra nguyên nhân gây rò rỉ dầu động cơ để có cách xử lý phù hợp.

>>> Hà Thành Garage chuyên sửa chữa côn ô tô bị mòn, kiểm tra rò rỉ dầu động cơ, thay mới lá côn, bàn ép. Liên hệ ngay 0568 05 0505 để được tư vấn <<<

3.3. Có tiếng kêu khi đạp côn

Dấu hiệu nhận biết: Khi đạp côn để khởi động máy, nếu bạn phát hiện có tiếng động lạ phát ra từ bộ côn.

Nguyên nhân: Có thể do vòng bi của bộ côn đã bị mòn, bị hỏng, hoặc thiếu mỡ bôi trơn.

Cách khắc phục: Thay vòng bi và bổ sung mỡ bôi trơn để động cơ hoạt động trơn tru hơn.

>>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân xe ô tô bị giật khi đạp ga và cách xử lý

3.4. Xe vượt dốc ì ạch do trượt côn

Dấu hiệu nhận biết: Xe khá ì khi nhấn ga lên, vượt dốc hoặc tăng tốc trong lúc vòng tua động cơ lên cao, máy khỏe.

Nguyên nhân: Nguyên nhân thường gặp là do lá côn bị mòn, dẫn đến côn bị trượt. Một số trường hợp khác là do dầu động cơ hoặc hộp số lọt vào gây mất ma sát.

Cách khắc phục: Thay lá côn mới, tra dầu động cơ, hoặc kiểm tra lại hộp số.

Xe lên dốc ì ạch do trượt côn

3.5. Xe không thể vào số

Dấu hiệu nhận biết: Xe không thể vào số. Bàn đạp ly hợp có thể quá nặng, quá nhẹ, hoặc bị rung.

Nguyên nhân: Nguyên nhân chính của việc xe không thể vào số là do xi lanh chính và xi lanh con điều khiển ly hợp đang gặp vấn đề cảm nhận khi bàn đạp ly hợp để phát hiện hư hỏng. Ngoài ra, cũng có một phần nguyên nhân dến từ việc hư hỏng mâm ép, đĩa ma sát, càng cua hay vòng bi.

Cách khắc phục: Với trường hợp này, nguyên nhân có thể xuất phát từ việc hỏng hóc khá nhiều bộ phận có trong côn, chính vì vậy, để bắt đúng bệnh và chữa đúng thuốc, bạn nên đi đến các garage sửa chữa có uy tín gần nhất để kiểm tra.

>>> Tham khảo thêm: Cách xử lý xe ô tô bị bó thắng

3.6. Tiếng kêu xuất phát từ bộ ly hợp

Dấu hiệu nhận biết: Côn ô tô xuất hiện tiếng kêu lạ, tiếng rít hay tiếng mài mòn khi đạp, nhả bàn đạp côn trong khi động cơ đang tắt, hoặc khi động cơ chuyển số. Trong trường hợp này khi chủ xế vẫn tiếp tục vào số sẽ có thể gây hư hỏng cho các bánh răng bên trong hộp số.

Nguyên nhân: Có khá nhiều nguyên nhân khi xuất hiện hiện tượng tiếng kêu xuất phát từ bộ ly hợp, như: Do cơ cấu điều khiển ly hợp thủy lực bị hư hỏng; do đạn bánh đà, vòng bi bị mòn và cọ sát với các chi tiết khác; do đĩa ma sát bị kẹt, hoặc mâm ép quá yếu; thiếu dầu trong xi lanh chính, hay do hành trình tự do của bàn đạp ly hợp không được điều chỉnh đúng.

Cách khắc phục: Sửa chữa cơ cấu điều khiển ly hợp thủy lực, thay vòng bi, bạc đạn bánh đà, đặt lại vị trí đĩa ma sát.

Trong quá trình lái xe, nếu chủ xế cảm nhận côn xe gặp một trong các vấn đề trên mà không thể tự xử lý, hãy liên hệ tới Hà Thành Garage để được tư vấn sửa chữa, thay thế kịp thời. Tránh để tình trạng diễn ra lâu dài rất gây hại sức khỏe cho xế yêu.

Tiếng kêu xuất phát từ bộ ly hợp

Ngoài những dấu hiệu xác định được rõ và liên quan trực tiếp đến các bộ phận thuộc côn xe, thì hai dấu hiệu dưới đây mặc dù xuất phát từ những nguyên nhân khác, hay nhiều nguyên nhân khác nhau không chỉ côn xe, nhưng nếu để diễn ra lâu dài và không có biện pháp khắc phục kịp thời cũng có thể gây tác động xấu, khiến bộ phận côn xe bị hỏng hoặc có vấn đề.

Khi đó, không chỉ hai dấu hiệu này, mà cả những dấu hiệu trên, phát hiện có vấn đề lạ xác định nguyên nhân có thể thuộc bộ côn, bạn cần đến các trung tâm sửa chữa hoặc garage uy tín gần nhất để nhân viên kỹ thuật thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng, xác định đúng vấn đề và tiến hành sửa chữa.

3.7. Thả côn không đều chân

Nguyên nhân chủ yếu khi thả côn không đều chân sau cài số hoặc buông chân côn khiến động cơ xe bị giật và rung mạnh có thể xuất phát từ việc lá côn hoạt động không êm.

3.8. Bàn đạp côn bị rung

Dấu hiệu nhận biết: Bàn đạp côn bị rung khi dùng tay kiểm tra ấn nhẹ lên bàn đạp ly hợp lúc động cơ đang nổ. Tuy nhiên, nếu nhấn mạnh hơn thì bàn đạp lá côn hết chấn rung.

Nguyên nhân: Có thể do đĩa ly hợp được lắp ráp không chuẩn. Mặc dù nguyên nhân có thể không xuất phát từ việc bộ côn bị mòn, tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến bộ côn bị mài mòn nhanh chóng, gây tổn hại cho xe và trải nghiệm người dùng.

Cách khắc phục: Đưa đến bộ phận kỹ thuật tại các garage sửa chữa ô tô uy tín lắp lại lá côn. 

Bàn đạp côn bị rung

Ngoài cách khắc phục cho từng trường hợp cụ thể trên, để đảm bảo phương tiện hoạt động hiệu quả nhất, bạn nên thường xuyên đem xe đến các công ty hay garage uy tín, nơi bạn mua xe để bảo dưỡng định kỳ thường xuyên, tránh các hiện tượng hỏng hóc thuộc bộ phận côn xe nói riêng và các bộ phận thuộc xe nói chung.

4. Sử dụng côn ô tô cần lưu ý những gì?


Để tránh những hỏng hóc xảy ra với côn xe, điều đầu tiên các chủ xế phải làm là nắm được kỹ thuật sử dụng côn.

Người lái đạp côn mỗi khi cần ngắt kết nối giữa động cơ và hộp số. Đối với xe số sàn, người lái cần đạp côn trước khi vào số hoặc khi xe chuẩn bị dừng.

Khi cần sang số, người lái cần đạp côn để ngắt kết nối với động cơ. Đồng thời, sau khi chuyển số, chưa nhả chân côn ra vội, cần giữ lại một độ dơ nhất định, tránh nhả chân côn ngay sẽ khiến xe dễ bị giật và tắt máy.

Sử dụng côn đúng cách

Cuối cùng, khi chuẩn bị dừng xe, hãy đạp phanh trước khi đạp côn ngay khi xe có hiện tượng rung nhẹ trước khi chuẩn bị dừng.

5. Kết luận


Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc của bạn về côn xe ô tô, về công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô, cũng như vấn đề được khách hàng quan tâm nhiều nhất là cách nhận biết côn ô tô bị mòn, nguyên nhân, cách khắc phục, và cuối cùng là cách sử dụng côn xe ô tô đúng cách để tránh những vấn đề hỏng hóc xảy ra với côn xe ô tô nói chung và tránh hiện tượng côn xe ô tô bị mòn nói riêng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi. Chúc bạn một ngày tốt lành!

>>> Bảo dưỡng định kỳ là công việc quan trọng để kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên cho xế yêu. Không chỉ kiểm tra côn xe, hộp số, tại Hà Thành Garage sẽ kiểm tra mọi xế yêu đúng quy trình 14 bước đảm bảo giúp xe luôn vận hành mượt mà, trơn tru nhất. Tham khảo ngay dịch vụ bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp! <<<

Tags
Bình luận
0/5
Bình chọn