Cảm biến tốc độ bánh xe là một trong những bộ phận quan trọng đảm bảo an toàn khi di chuyển xe trên đường. Hãy theo dõi bài viết này của Hà Thành Garage để hiểu rõ hơn về cảm biến tốc độ xe ô tô, nguyên lý hoạt động và nhiều thông tin khác nhé.
1. Cảm biến tốc độ bánh xe là gì?
Cảm biến tốc độ bánh xe là bộ phận trên phanh điện tử, có tác dụng chống sự hãm cứng phanh bánh xe khi cần giảm tốc độ đột ngột. Nhờ có cảm biến tốc độ trên xe ô tô thì khi giảm tốc đột ngột sẽ hạn chế tối đa nguy cơ văng trượt cũng như mất kiểm soát hướng lái.
Cảm biến tốc độ đầu vào hộp số có nhiệm vụ nhận và chuyển tín hiểu vòng quay của trục cơ momen xoắn đến TCM. Tín hiệu này giúp chuyển đổi các solenoi đóng mở tạo ly hợp hiệu quả hơn.
>>> Tham khảo thêm: Cảm biến vị trí trục khuỷu là gì? Cách kiểm tra lỗi & sửa chữa
2. Nguyên lý hoạt động cảm biến tốc độ bánh xe
Nguyên lý hoạt động cảm biến tốc độ ô tô sẽ dựa vào hiện tượng cảm ứng từ. Một nam châm gắn gần một bánh răng kim loại, chúng sẽ di chuyển đồng thời với bánh xe khiến nên khi xe di chuyển thì sẽ chuyển động theo.
Khi các răng đi qua nam châm sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều, tín hiệu được đọc thông qua số lượng xung theo thời gian, từ đó chuyển thành vận độ.
3. Các cảm biến tốc độ ô tô phổ biến
Hiện nay trên thị trường có 2 loại cảm biến tốc độ bánh xe, đó là loại kín và hở. Mỗi loại sẽ có thiết kế, chức năng và công dụng khác nhau.
Cảm biến kín: Là thiết kế nam châm, bánh răng kim loại khít lại với nhau để tránh tình trạng bám bụi bẩn. Đây là dạng cảm biến tốc độ bánh xe giúp xe hoạt động ổn định và an toàn nhờ đặc tính cảm biến kín, ít phải bảo dưỡng, lau chùi.
Cảm biến hở: Là thiết kế đầu đọc và vòng kim loại tách rời, nên nhược điểm dẽ gặp vấn đề như bám bụi bẩn, cát, mảnh kim loại phanh bám vào.
4. Dấu hiệu cảnh báo cảm biến tốc độ bánh xe gặp vấn đề
Khi cảm biến tốc độ bánh xe gặp vấn đề, xe của bạn sẽ có những dấu hiệu cảnh báo sau:
Dấu hiệu 1 - Đèn ABS báo sáng: ABS là một trang bị khá phổ biến ở các phương tiện giao thông, trong đó có ô tô. Chúng có tác dụng giảm nguy tình trạng bó cứng phanh khi dừng xe khẩn cấp, duy trì khả năng kiểm soát hướng lái. Sau khi đo hệ thống vận hành khi phanh, tín hiệu sẽ được gửi về ABS để điều chỉnh áp suất hợp lý nhằm tránh bó cứng phanh.
Thiết bị ABS sẽ sáng lên khi cắm chìa khoá vào và tắt khi khởi động động cơ. Nếu thấy đèn ABS sáng đột ngột hoặc sáng một thời gian kể cả khi đã khởi động xe thì cần kiểm tra vì hệ thống này đang gặp vấn đề như hệ thống cảm biến tốc độ bánh xe bị han gỉ, má phanh mòn, giắc cắm bị lỏng…
Dấu hiệu 2 - Đèn báo TCS sáng: Đèn sẽ sáng khi bạn tắt hệ thống kiểm soát lực kéo (TCS), còn nếu hệ thống TCS hoạt động mà đèn vẫn báo sáng thì có thể do cảm biến tốc độ bánh xe gặp vấn đề. Tương tự ABS, thì TCS có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho xe qua việc kiểm soát sự trượt của bánh xe nhờ phân bố công suất động cơ tới các bánh xe phù hợp với tốc độ của bánh xe.
Dấu hiệu 3 - Đèn Check Engine sáng: Đèn Check Engine là tín hiệu báo lỗi hệ thống động cơ, trong đó có cảm biến tốc độ xe ô tô. Bộ phận này được lắp ở đồng hồ phía sau vô lăng. ECM có nhiệm vụ tiếp nhận các thông tin từ cảm biến, tiến hành xử lý và gửi lại để kiểm soát, điều hành hệ thống vận hành của phanh. Khi ECM phát hiện sự bất thường thì đèn Check Engine sáng lên để thông báo cho tài xế biết.
Dấu hiệu 4 - Hệ thống ABS hoạt động không ổn định: ABS giúp hạn chế hiện tượng bó cứng khi phanh với sự điều khiển của ECU phù hợp với tốc độ của bánh xe. ECU phải có tín hiệu từ cảm biến tốc độ, khi cảm biến hư hỏng sẽ khiến cho hệ thống hoạt động không chính xác. Từ đó, dẫn đến bánh xe bị bó cứng và gây mất lái. Do đó, khi thấy hệ thống ABS hoạt động không ổn định, hãy nhanh chóng đưa xe đi kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa thay thế nếu một số bộ phận hư hỏng.
Giá cảm biến tốc độ bánh xe phụ thuộc vào chất lượng, mẫu mã và loại xe đang sử dụng. Để được tư vấn cụ thể hơn, các bạn có thể gọi tổng đài 0568 05 0505, đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ thông tin kịp thời, chính xác.
5. Quy trình bảo dưỡng cảm biến tốc độ ô tô
Khi có những dấu hiệu như đèn ABS sáng, đèn Check Engine, hệ thống ABS hoạt động không ổn định… thì quý khác nên đưa xe đến các garage để kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế nếu hư hỏng.
Quy trình bảo dưỡng cảm biến tốc độ bánh xe ô tô theo 3 bước:
-
Tháo bánh xe
-
Tháo cảm biến tốc độ bánh xe
-
Vệ sinh và lắp lại cảm biến, kiểm tra hiệu quả hoạt động.
Dưới đây là các bước thực hiện bảo dưỡng cảm biến tốc độ ô tô các bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Đầu tiên là xác định xe là dẫn động cầu trước hay dẫn động 4 bánh để xác định vị trí lắp cảm biến tốc độ bánh xe.
Bước 2: Đối với xe sử dụng cảm biến kín thì không cần phải thường xuyên thay thế, chỉ trừ khi có dấu hiệu lỏng.
Bước 3: Đối với xe sử dụng cảm biến hở thì nên kiểm tra thường xuyên, vì bụi bẩn, mảnh vụn kim loại phanh thường gây ra lỗi ở cảm biến. Sau khi tháo rời cảm biến tốc độ bánh xe, thợ sẽ tiến hành vệ sinh, lau sạch bằng chất tẩy chuyên dụng.
Bước 4: Cuối cùng là lắp thiết bị cảm biến tốc độ ô tô và kiểm tra.
6. Bảo dưỡng thay thế cảm biến tốc độ bánh xe tại Hà Thành Garage
Để bảo dưỡng thay thế cảm biến tốc độ bánh xe, các bác tài có thể đến Hà Thành Garage – đây là một trong những địa chỉ bảo dưỡng, sửa chữa uy tín hàng đầu tại Hà Nội, nhận được sự tin tưởng của hàng nghìn, hàng chục nghìn khách hàng, trong đó có cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSƯT Trần Đức, diễn viên Thanh Tú, diễn viên Minh Tít…
Hà Thành Garage thực hiện các hạng mục dịch vụ như:
Sửa chữa, bảo dưỡng: Bảo dưỡng ô tô định kỳ, bảo dưỡng điều hoà, đại tu động cơ ô tô, chẩn đoán và xử lý hệ thống điện, sửa chữa hộp số tự động, sửa chữa máy-gầm-điện…
Chăm sóc và làm đẹp ô tô: Đánh bóng sơn xe, phủ bóng Ceramic, dọn nội thất ô tô, dán cách âm chống ồn, làm sạch và bảo dưỡng khoang máy…
Sơn, phục hổi thân vỏ: Sơn đổi màu, sơn dặm, sơn vá, sơn quây, sơn phủ gầm chống gỉ, sơn lazang và phục hồi xe tai nạn…
Nếu muốn thực hiện các dịch vụ chăm sóc, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, các bạn hãy liên hệ với Hà Thành Garage bằng 2 cách:
-
Gọi tổng đài 24/24 giờ 0568.05.05.05
-
Hoặc để lại thông tiên liên hệ trong form đăng ký đặt lịch, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Hà Thành Garage có hơn 20 chi nhánh toàn quốc trải dài từ các tỉnh thành miền Bắc tại Hà Nội, Tuyên Quang, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh thành ở miền Nam tại Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh.
>>> Liên hệ tư vấn dịch vụ: Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ các cấp, đầy đủ 39 hạng mục
Tham khảo thêm bài viết khác
-
Cảm biến kích nổ và những thông tin bạn cần biết về hệ thống này
-
Cảm biến lưu lượng khí nạp là gì? Cách kiểm tra & thay thế khi bị hỏng
-
Cảm biến trục cam có tác dụng gì? Dấu hiệu hỏng hóc & Cách kiểm tra