Vòng tua máy cao hay thấp, không ổn định là dấu hiệu bất thường cho thấy động cơ đang gặp vấn đề. Mỗi xe có số vòng tua máy khác nhau do thiết kế động cơ, độ hao mòn, chế độ bảo dưỡng…
Vậy vòng tua máy là gì? Hãy cùng Hà Thành Garage tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Vòng tua máy là gì?
Mô men xoắn và vòng tua máy là gì?
Vòng tua máy là số vòng quay của trục khuỷu trong vòng 1 phút, đơn vị đo vòng tua máy là vòng/ phút (hay đơn vị RPM).
Nhờ sự dẫn động của động cơ thì xe ô tô mới có thể di chuyển. Động cơ có thể hoạt động là tạo ra sự cháy bằng cách đốt hỗn hợp nhiên liệu và không khí, từ đó đẩy piston bên trong xilanh động cơ.
Khi piston chuyển động sẽ làm trục khuỷu quay, từ đó sinh công giúp xe di chuyển.
Mô men xoắn là đại lượng vật lý chỉ tác động của một lực làm cho trục quay quanh 1 vật thể. Có thể hiểu đơn giản là mô men xoắn chính là “độ khoẻ” của động cơ.
2. Số vòng tua máy bao nhiêu là hợp lý?
Vòng tua máy ô tô bao nhiêu là hợp lý?
Vòng tua máy phụ thuộc vào từng thời điểm như xe ở chế độ nổ máy nhưng không đạp ga, xe chạy bình thường hoặc xe phanh dừng…
Ở chế độ xe nổ máy nhưng không đạp ga (chế độ không tải garanti): Với các dòng xe ô tô chạy xăng, ban đầu để động cơ đạt được nhiệt độ làm việc ECU sẽ điều khiển vòng tua ở tầm 1.000 vòng/ phút.
Khi xe đạt nhiệt độ 80-90 độ, vòng tua máy về mức thấp 700-800 vòng/ phút. Nếu nổ máy 1 thời gian không sử dụng, nhiệt độ động cơ hạ thấp, lâu dần khiến dầu bị sánh. Lúc này, để nhiệt độ tăng lên, ECU điều chỉnh động cơ hoạt động tăng lên, từ đó vòng tua máy tăng khoảng 1.000 vòng/ phút.
Khi xe chạy bình thường: Trong trường hợp này, số vòng tua máy theo số thường là:
-
Số 1, 2: Vòng tua máy khoảng 400-1.800 vòng/phút
-
Số 3, 4: Vòng tua máy khoảng 300-1.700 vòng/phút
-
Số 3, 4, 5: Vòng tua máy khoảng 200-1.600 vòng/phút
Khi phanh dừng xe: Vòng tua máy về mức 1.000 vòng/ phút. Khi xe chạy trong đường phố đông người, tài xế nên rà phanh nhả côn, nếu tình huống có thể xử lý an toàn thì nhả phanh và đẩy ga vòng tua máy lên khoảng 1.200 vòng/ phút rồi bắt côn tránh xe bị khựng lại.
Vòng tua máy dầu bao nhiêu là hợp lý hay vòng tua máy nói chung thì bạn có thể tham khảo các chỉ số tương tự như trên.
3. Nguyên nhân gây vòng tua máy không ổn định
Có nhiều nguyên nhân vòng tua máy thấp, cao hoặc không ổn định, cụ thể như:
3.1. Vòi phun, bộ lọc nhiên liệu bị bám bụi
Do không bảo dưỡng định kỳ, vòi phun và bộ lọc nhiên liệu bị bám bụi, từ đó cản trở quá trình phun nhiên liệu vào xi lanh. Dẫn đến động cơ khó khởi động, khó tăng tốc hoặc thậm chí chết máy.
3.2. Cảm biến luồng không khí gặp vấn đề
Cảm biến lưu lượng gió có nhiệm vụ phát hiện lưu lượng không khí vào hệ thống phun nhiên liệu và gửi cho ECU. Sau đó, bộ xử lý sẽ phân tích và đưa ra quyết định cung cấp nhiên liệu vừa đủ.
Tuy nhiên, khi cảm biến gặp vấn đề, ECU không thể phân tích và quyết định chính xác, có thể cung cấp ít hoặc nhiều hơn lượng nhiên liệu cần thiết, từ đó dẫn đến vòng tua máy thấp, cao hoặc không ổn định.
>>> Xem thêm: Xử lý hỏng cảm biến oxy
3.3. Rò rỉ chân không
Đây là tình trạng khiến cho khả năng điều khiển của xe trong điều chỉnh tỉ lệ không khí và nhiên liệu không ổn định. Nếu không kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa sẽ dẫn đến hiện tượng vòng tua máy thấp, xe khó tăng tốc và công suất kém.
3.4. Hỏng bugi
Nếu bugi bị hỏng hoặc lắp sai vị trí có thể khiến cho động cơ bị rung, căng, động cơ không nóng khi hoạt động. Khi tình trạng này diễn ra 1 thời gian có thể khiến tua máy không ổn định, ảnh hưởng đến khả năng vận hành động cơ.
3.5. Động cơ không hoạt động trong thời gian dài
Nguyên nhân vòng tua máy thấp hoặc không ổn định là do động cơ không hoạt động trong thời gian dài. Nhất là buổi sáng sớm, nhiệt độ động cơ hạ xuống, dầu bôi trơn bị sánh nên động cơ khó vận hành trơn tru và đạt đến mức tối ưu.
Ngoài vòng tua ô tô, thì vòng tua xe máy bao nhiêu là hợp lý cũng được nhiều anh em quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay chưa có thông tin số cụ thể về vòng tua xe máy mỗi khi đi xe sao cho hợp lý. Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ những thông số như:
-
Đi xe số 1: tốc độ xe đạt được từ 1-30km/h
-
Đi xe số 2: tốc độ xe khoảng 30-50km/h
-
Đi xe số 3: tốc độ xe khoảng 50-80km
-
Đi xe số 4: tốc độ xe khoảng 80-110km/h
Nếu bạn chạy xe thấy đồng hồ tua máy ở mức số 4, có nghĩa trục khuỷu đang quay với tốc độ 4.000 vòng/phút. Khi vòng tua máy càng lớn thì vòng tua quay càng nhanh, dẫn đến lực tạo ra càng nhiều và xe chạy càng bốc.
Số RPM có thể là 10.000, 12.000, 14.000… tuỳ từng loại xe. Nhưng tại Việt Nam, các nhà sản xuất phải hãm tua để đảm bảo an toàn cho người lái xe và những người xung quanh vì điều kiện cơ sở hạ tầng nước ta.
4. Tua máy không đều phải là sao?
Để giải quyết tình trạng tua máy không đều, bạn có thể áp dụng một số cách như:
-
Làm sạch kim phun, bộ lọc định kỳ để phát hiện lỗi hư hỏng, từ đó sửa chữa hoặc thay thế.
-
Điều chỉnh là tỉ lệ xăng gió để hệ thống cung cấp năng lượng nhiên liệu phù hợp.
-
Hình thành thói quen nhìn đồng hồ vòng tua để sang số phù hợp với vòng tua máy nhằm giúp vận hành trơn tru, êm ái.
5. Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô tại Hà Thành Garage
Lời khuyên của các nhà sản xuất và chuyên gia ô tô, chủ xe cần đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo xe vận hành tốt, tránh các lỗi lớn gây tốn kém chi phí sửa chữa và kéo dài tuổi thọ sử dụng xe.
Hà Nội thì các bạn có thể đến garage nào? Nếu ham rẻ đến các địa chỉ kém uy tín, phụ tùng hàng nhái hàng kém chất lượng thì dễ gây phát sinh chi phí, thậm chí mất an toàn và gây nguy hiểm cho chủ phương tiện khi sử dụng.
Hà Thành Garage là một trong những đơn vị garage uy tín hàng đầu tại Hà Nội được hàng nghìn khách hàng tin tưởng. Hà Thành Garage có nhiều chi nhánh ở Hà Nội và một số tỉnh thành như: Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hải Phòng, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh.
Hà Thành Garage nhận được sự tin tưởng của hàng nghìn, hàng chục nghìn khách hàng đến chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa khi xe gặp vấn đề. Đặc biệt, Hà Thành Garage là địa chỉ uy tín mà nhiều nghệ sĩ nổi tiếng lựa chọn dịch vụ như NSƯT Trần Đức, diễn viên Thanh Tú, diễn viên Minh Tít…
Hà Thành Garage cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa, chăm sóc và làm đẹp cho xe. Chủ xe có thể tham khảo một số hạng mục dưới đây:
Sơn xe: Một số dịch vụ sơn đổi màu, sơn vá, sơn quây, sơn phủ gầm bằng công nghệ tiên tiến nhất tới từ Đức - quốc gia có nền công nghiệp xe hơi hàng đầu thế giới.
Bảo dưỡng, sửa chữa: Hà Thành Garage thực hiện nhiều hạng mục bảo dưỡng, sửa chữa như bảo dưỡng ô tô định kỳ, bảo dưỡng điều hoà, đại tu động cơ, sửa chữa hộp số, máy-gầm-điện…
Chăm sóc, làm đẹp xe: Tại Hà Thành có dịch vụ làm đẹp xe như đánh bóng sơn xe, phủ bóng Ceramic, dọn nội thất, dán cách âm chống ồn, bảo dưỡng khoang máy…
Hà Thành Garage có nhiều chương trình ưu đãi dành cho các bạn khi đến thực hiện các dịch vụ chăm sóc xe, bảo dưỡng và sửa chữa. Nếu xe bạn đang có vấn đề cần kiểm tra, bạn có thể liên hệ bằng 2 cách:
-
Gọi tổng đài 24/24 giờ 0568.05.05.05
-
Hoặc để lại thông tin liên hệ trong form đăng ký đặt lịch, đội ngũ tư vấn viên sẽ liên hệ và tư vấn miễn phí.
6. Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi vòng tua máy ô tô là gì và cách điều chỉnh vòng tua thế nào cho hợp lý. Hà Thành Garage hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm thông tin hữu ích tới bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi. Chúc bạn có một ngày tốt lành!
>>> Tham khảo thêm bài viết