Trục láp ô tô: cấu tạo, chức năng và các hỏng hóc thường gặp

Trục láp ô tô là bộ phận thuộc hệ thống truyền động ô tô, có nhiệm vụ dẫn động từ bộ vi sai hoặc hộp số ô tô đến các trục bánh xe giúp xe chuyển động. Trục láp xe ô tô được cấu tạo bởi nhiều chi tiết, bộ phận dẫn động như bánh răng, khớp nối… do vậy, trong suốt quá trình cần được bôi trơn liên tục. Bên cạnh đó, chịu tác động liên tục của lực ma sát và trọng lực xe nên các chi tiết bên trong có khả năng cao bị mài mòn hoặc bị gãy, vỡ.

Trục láp ô tô: cấu tạo, chức năng và các hỏng hóc thường gặp

1. Trục láp ô tô là gì?

Trục láp ô tô (hay còn gọi là trục lái/ trục đuôi/ trục các đăng ô tô với tên tiếng Anh là Drive axles hay Drive shaft) là một thiết bị hình trụ được đặt trong hệ thống truyền động xe ô tô. Có tác dụng truyền cơ khí điện và mô-men xoắn, truyền động từ bộ vi sai hoặc hộp số đến các trục bánh xe, giúp xe di chuyển.

1.1. Phân loại

Trục láp xe ô tô được chia làm hai loại chính: Trục đơn và trục hai ba mảnh.

  • Trục đơn: Là loại trục được sử dụng trên những dòng xe bốn bánh, có khoảng cách giữa trục và động cơ nhỏ. Thường được thiết kế bằng nhôm hoặc bằng thép có trọng lượng nhẹ và có độ bền cao.
  • Trục hai ba mảnh: Là loại trục được sử dụng trên các dòng xe bốn bánh, tuy nhiên, khoảng cách giữa trục và động cư lớn. Loại trục này được sử dụng nhằm hạn chế hư hỏng của trục truyền động do bị uống ở tốc độ cao, nhờ cơ chế giảm tốc bằng cách chia trục truyền động thành hai, ba phần.

1.2. Cấu tạo

Trục láp xe ô tô có cấu tạo gồm 8 bộ phận:

  • Mép bích: Liên kết trục láp với bộ vi sai, hộp số và bộ truyền động. Đồng thời, liên kết với bơm thủy lục, bộ ngắt điện và nhiều bộ phận khác của xe.
  • Ống: Có tác dụng duy trì vị trí đuôi xe trong quá trình phanh và tăng tốc
  • Vòng bi trung tâm hay ổ trục giữa: Liên kết hai phần của trục láp, đảm bảo vị trí chính xác của các bộ phận truyền động, đồng thời, giảm dao động điều hòa trong quá trình chuyển động của ô tô.
  • Khớp nối (khớp chữ U): Là bộ phận kết nối các trục quay của xe và truyền động tới các bánh xe, giúp xe di chuyển.
  • Chốt chặn: Tác dụng chính của chốt chặn là để giảm độ rung và tiếng ồn trong quá trình xe tăng tốc.
  • Trục giữa: Là thành phần chính của trục chuyển động và trục khớp liên kết với vỏ trên các ổ trục giữa.
  • Chốt ống và chốt trượt: Chốt trượt kết nối trực tiếp với trục truyền động thông qua các khớp, di chuyển ngoài hộp chuyển để cung cấp điện. Chốt ống xoay quanh trục truyền động và khớp chữ U.
  • Trục hình ống: Có tác dụng hiệu chỉnh hệ số khoảng cách giữa trục sau và hộp số.

Ngoài ra, trục láp xe ô tô còn một số bộ phận khác như bộ giảm chấn xoắn, hệ thống chống bó cứng…

Trục láp ô tô có cấu tạo gồm những bộ phận nào

3. Dấu hiệu trục láp ô tô bị hỏng

3.1. Bánh răng trục láp bị gỉ sét

Xe khi khởi động xuất hiện tiếng kêu to, lục cục, giật và ì máy hơn bình thường là dấu hiệu thường thấy nhất khi bánh răng trục láp bị gỉ sét.

Nguyên nhân khiến bộ phận này bị gỉ sét là do nước trong quá trình di chuyển vùng ngập nước, trời mưa hoặc việc vệ sinh xe không đúng cách khiến nước tràn vào khoang láp, đọng lại, không được làm khô kịp thời và oxy hóa bánh răng.

3.2. Bánh răng truyền động và các khớp đồng tốc bị mòn

Các bộ phận bên trong trục láp như bánh răng, các khớp đồng tốc khi hoạt động chịu tác động liên tục của lực ma sát và trọng tải xe cao. Vì vậy, mặc dù trục láp xe ô tô có độ bền cao. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian dài hoạt động, khó có thể tránh khỏi tình trạng bị mài mòn và hỏng hóc. Đặc biệt trong tình trạng không được bôi trơn hoặc dầu bôi trơn bị lẫn cặn bẩn.

Khi bánh răng và các khớp đồng tốc bị mài mòn, sẽ dẫn tới hiện tượng bị rơ, gây va đạp giữa các bánh răng, tạo ra tiếng kêu và làm giảm công suất truyền động. Tình trạng này nếu kéo dài, có thể gây vỡ, mẻ bánh răng, khiến xe không thể di chuyển được.

Dấu hiệu để nhận biết hỏng hóc này là hiện tượng xe xuất hiện tiếng kêu cụp cụp khi ôm cua.

3.3. Một số hỏng hóc khác

Cây láp bị hỏng: Với dấu hiệu nhận biết tương tự như khi bánh răng bị mòn. Khi cây láp bị lỏng, xe sẽ xuất hiện tiếng kêu cụp cụp và to hơn khi chạy thẳng.

Chảy mỡ trục láp: Mỡ trong trục láp có tác dụng bôi trơn vòng bi là loại đặc biệt chuyên dùng cho trục láp. Nếu không được sử dụng đúng loại sẽ chảy hết ra ngoài qua khe cửa chụp cao su. 

Vỏ trục láp bị rách: Vỏ trục láp được làm bằng cao su, vì vậy, sau một khoảng thời gian sử dụng có thể bị rách do cọ sát. Khi vỏ trục láp bị rách, chủ xe cần tay mới ngy để tránh tình trạng đất cát chui vào bên trong ổ láp, ma sát và mài mòn hết các chi tiết bên trong trục láp khi quay.

>>> Xem thêm: 5 dấu hiệu quan trọng hệ thống lái xe ô tô cần bảo dưỡng ngay

Trục láp ô tô là bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động ô tô. Khi các chi tiết của bộ phận này bị hỏng, quý khách cần đưa xe đến các Garage để sửa chữa ngay, tránh để lâu có thể gây ra hậu quả nặng nề hơn. Khi này, không chỉ ảnh hưởng đến an toàn của người lái, mà còn khiến chi phí sửa chữa bị đội lên rất nhiều.

Để đảm bảo trục láp xe ô tô luôn hoạt động trơn tru, an toàn và hiệu quả, quý khách cần kiểm tra và bảo dưỡng bộ phận này thường xuyên cùng hệ thống lái xe ô tô. 

Cảm ơn quý khách đã quan tâm và theo dõi. Chúc quý khách một ngày tốt lành.

Hà Thành Garage chuyên bảo dưỡng, sửa chữa ô tô uy tín, chất lượng, luôn đồng hành cùng quý khách!

>>> LIÊN HỆ TƯ VẤN NGAY: BẢO DƯỠNG Ô TÔ ĐỊNH KỲ

HÀ THÀNH GARAGE - HỆ THỐNG SỬA CHỮA, CHĂM SÓC Ô TÔ CAO CẤP

Website: Hà Thành Garage

Youtube: Hà Thành Car Spa Official

Fanpage: Hà Thành Garage - Dịch Vụ Chăm Sóc Xe Hơi Cao Cấp 

Hotline: 0242.205.1111 (Miễn phí cứu hộ 24/24)

Open: 8:00 - 17:30

Tags
Bình luận
0/5
Bình chọn