7 Nguyên Nhân Mài Mòn Tuổi Thọ Lốp Xe Ô Tô

Lốp xe ô tô bị mòn quá nhanh hoặc không đều là dấu hiệu cho thấy góc chụm hoặc góc Camber bánh xe đang bị lệch, áp suất lốp xe đang quá căng hoặc quá thấp, hay do hệ thống treo, hệ thống lái bánh xe đang gặp vấn đề…

Vậy dấu hiệu nào chỉ ra chính xác nguyên nhân nằm ở bánh xe hay hệ thống treo, áp suất lốp hay môi trường di chuyển… Cùng Hà Thành Garage tìm hiểu 7 kiểu mòn lốp ô tô cùng nguyên nhân cho từng trường hợp trong bài viết ngay dưới đây!

Lốp xe ô tô bị mòn không đều nguyên nhân do đâu?

1. Lốp xe ô tô bị mòn nguyên nhân do đâu?


Lốp xe ô tô bị mòn là một tình trạng rất bình thường do bộ phận này thường xuyên phải chịu ma sát với lòng đường, đồng thời chịu thêm tác động của nhiều loại lực như trọng lực của xe, lực ly tâm… trong quá trình di chuyển. Vì vậy, tình trạng lốp xe bị mòn theo thời gian là chuyện hết sức bình thường.

Tuy nhiên, sẽ là bất thường nếu lốp xe ô tô của bạn bị mòn nhiều hơn tại một vị trí nào đó hoặc vết mòn có hình dạng kỳ lạ. Bánh xe không mòn đều nhau ở những vị trí tiếp xúc với mặt đường khi được bơm căng vừa phải (vị trí sống lốp, hoa lốp giữa sống lốp và rãnh lốp hay giữa các rãnh lốp). Mà sẽ có những vị trí bị mòn nhiều hơn, mòn ở vị trí vai lốp, hoặc mòn dạng chén (chẳng hạn)…

Bằng mắt thường, quan sát mỗi kiểu mòn lốp xe ô tô ta có thể đoán được nguyên nhân dẫn đến tình trạng lốp xe bị mòn.

1.1. Lốp xe ô tô bị mòn chính giữa

Lốp xe bị mòn nhiều ở phần sống lốp, thậm chí mất luôn cả đường sống lốp nguyên nhân rất có thể đang bị bơm lốp quá căng. Tài xế nên kiểm tra lại áp suất lốp xem mình có đang bơm xe căng quá với áp suất lốp tiêu chuẩn không. Lái xe có thể quan sát áp suất lốp tiêu chuẩn trên miếng dán thành cửa, phía sau cửa nắp bình xăng hoặc trong sách hướng dẫn sử dụng xe.

Lốp xe ô tô bị mòn chính giữa

1.2. Lốp mòn hai bên

Ngược lại với việc lốp xe bị mòn chính giữa, khi xe thường xuyên phải vận hành trong tình trạng non hơi trong một thời gian dài sẽ rất dễ dẫn đến việc lốp xe bị mòn nhiều tại phần hoa lốp gần vai lốp.

Khi bánh xe bị non hơi, hơi không đủ để phần sống lốp nâng đỡ trọng tải của xe, bánh xe sẽ bị đè xẹp xuống, dồn trọng lực nhiều hơn xuống hai vai lốp. Khiến phần hoa lốp ở đây bị mòn nhiều hơn phần sống lốp.

Lốp xe ô tô bị mòn hai bên

1.3. Lốp xe bị mòn mép trong

Lốp xe có tình trạng bị mòn lệch về mặt bên trong nguyên nhân là do độ chụm của bánh xe chưa chuẩn.

Độ chụm bánh xe là khoảng cách giữa hai lốp xe quay vào bên trong. Và ngược lại, khoảng cách giữa hai lốp xe quay ra ngoài được gọi là độ choãi. Khi độ chụm bánh xe quá gần, hoặc độ choãi bánh xe quá xa sẽ khiến phần mép trong của lốp xe chịu áp lực ma sát với lòng đường lớn hơn bình thường khi xe di chuyển đường thẳng.

Do vậy, khiến phần này của lốp mòn nhiều hơn các vị trí khác, thậm chí đến độ mòn lông chim (từng mảng mòn trên lốp có hình như lông chim hay chiếc lá).

Lốp xe bị mòn mép trong

Trong quá trình di chuyển, có nhiều nguyên nhân có thể làm ảnh hưởng đến độ chụm của bánh xe như xe thường xuyên di chuyển trên địa hình xấu, đường đồi núi, nhiều sỏi đá; va chạm xe; chờ quá tải; hay thậm chí do thời gian vận hành lâu, những liên kết trong hệ thống treo, lái bị mài mòn hoặc bị rơ…

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên đưa các các gara uy tín để căn chỉnh lại độ chụm của bánh xe và thực hiện đảo lốp để cân bằng lại độ mòn cho lốp.

>>> Tham khảo thêm: 3 lưu ý quan trọng nhất bạn cần biết khi bơm lốp xe ô tô

1.4. Lốp xe ô tô bị mòn lệch về một bên

Tương tự nhưu dấu hiệu mòn mép, lốp xe bị mòn lệch một bên thường có thể mòn cả mặt trong và mặt ngoài, vết mòn cũng thường rộng hơn. Nguyên nhân của tình trạng này là do góc Camber bị sai lệch. Góc camber là góc tạo ra giữa phương của lốp xe và phương thẳng đứng.

Góc Camber là một chỉ số làm căn cứ chỉnh độ nghiêng của lốp xe để giữ trạng thái cân bằng, ổn định cho xe. Trước đây, góc Camber thường được chỉnh cho lốp hơi nghiêng vào trong. Tuy nhiên, hiện nay với cơ cấu treo và lái ổn định hơn nên đã có thể để lốp thẳng đứng.

Khi góc Camber bị thu hẹp hoặc mở rộng, tức, bánh xe bị nghiêng về phía trong hoặc phía ngoài quá nhiều. Khiến phần mép trong/ mép ngoài của lốp xe bị chịu lực ma sát nhiều hơn bình thường. Và do vậy cũng bị mòn nhiều hơn các vị trí khác.

1.5. Lốp xe mòn hình chén

Mòn hình chén là vết mòn bị trũng xuống từng mảng thành hình như cái cốc hoặc cái chén. Nguyên nhân khiến lốp xe bị mòn hình chén thường do vành xe không được cân do bánh xe bị mất cân bằng, trọng tâm bánh xe không rơi vào giữa trục. Cùng với thiết bị giảm xóc bị ăn mòn. Nên khi lăn bánh, hệ thống treo sẽ gây ra từng nhịp tác dụng lực khác nhau lên bề mặt lốp không đều nhau tại mọi thời điểm và mọi vị trí, tạo thành các vết mòn hõm xuống tại nhiều phần trên bề mặt lốp.

Lốp xe mòn hình chén

1.6. Lốp xe ô tô bị mòn từng vệt

Nguyên nhân khiến lốp xe bị mòn từng vệt là do việc phanh xe gấp, trong khi xe không có phanh ABS hoặc phanh ABS không hoạt động. Khiến xe bị mất độ bám đường, dẫn đến bị trượt dài, gây ma sát lớn tại điểm lốp tiếp xúc mặt đường. Cộng thêm độ mòn tự nhiên khi xe di chuyển nhiều, khiến lốp xe bị mòn từng vệt tại những điểm này.

Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể đến từ việc đỗ xe trong một thời gian dài không di chuyển, một phần lốp bị chịu áp lực lâu nên bị mòn.

Lốp xe ô tô bị mòn từng vệt

1.7. Lốp xe bị mòn lốp chéo

Vết mòn không đều lệch góc so với hoa lốp của bánh sau trên xe truyền động cầu trước, vết mòn đệm bị càng sâu. Nguyên nhân là do bị sai góc chụm. Xuất phát từ việc không đảo lốp xe thường xuyên, hoặc chở nặng nhiều phía sau.

Ngoài những nguyên nhân được “điểm danh” trong các trường hợp lốp ô tô bị mòn kể trên, còn có một nguyên nhân khác dẫn đến việc lốp xe bị mòn không đều là do hệ thống treo bị mòn. Các khớp trụ, khớp dầu của hệ thống treo bị mòn, biến dạng khâu hoặc bị sai lệch các thông số cấu trúc… sẽ làm cho bánh xe bị mất quan hệ động lực học đúng.

Do đó, khiến xe vận hành bất ổn định, thường xuyên bị xóc nảy, gây ra áp lực không đều lên lốp xe. Lâu dần, khiến lốp xe bị mòn không đều.

2. Lốp xe ô tô bị mòn bất thường làm cách nào để tránh?


Hạn chế tình trạng mòn lốp xe ô tô nhanh hay không đều không chỉ giúp gia tăng tuổi thọ của lốp xe, giúp xe vận hành ổn định mà còn bảo vệ sự an toàn của người lái trước một số sự cố không may có thể xảy ra khi bánh xe mất đi khả năng bám đường chắc chắn ban đầu của chúng:

+ Tránh ổ gà, đi quá nhanh trên mặt đường xấu: để tránh hiện tượng bánh xe bị lệch độ chụm, lệch góc Camber; tránh làm biến dạng, sai lệch các thông số cấu trúc của hệ thống treo và hệ thống lái.

+ Kiểm tra và đảm bảo áp suất lốp đúng tiêu chuẩn, lốp không quá căng: vì chạy xe với một chiếc lốp quá căng có thể tiềm ẩn nguy cơ nổ lốp bất cứ lúc nào. Và chạy xe với một chiếc lốp quá non hơi sẽ khiến xe bị tải quá nặng có thể làm cong vênh vành lốp, tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn. Bên cạnh hậu quả khiến lốp xe bị mòn không đều.

+ Kiểm tra và thực hiện căn chỉnh góc đặt bánh xe định kỳ: Sau một thời gian sử dụng, bánh xe phải chịu lực tác động đến từ nhiều phía và do nhiều nguyên do có thể khiến góc đặt bánh xe bị thay đổi.

+ Đảo lốp ô tô định kỳ trung bình từ 8.000 - 12.000 km (tương đương khoảng 6 tháng) một lần: Đảo lốp ô tô sẽ giúp phân đều độ mòn của lốp xe, không chỉ giúp tăng tuổi thọ của lốp mà còn giúp giữ độ bám đường, khả năng xử lý đồng nhất trên cả bốn lốp xe khi di chuyển và giảm áp lực đối với hệ truyền động khi xe sử dụng hệ dẫn động AWD.

+ Cảm nhận và kiểm tra lốp thường xuyên: để phát hiện kịp thời những dấu hiệu, nguyên nhân có thể gây hỏng hóc lốp xe và kịp thời đưa ra phương án giải quyết.

Đảo lốp xe ô tô để phân bổ độ mòn đều tại các vị trí trên bốn bánh

>>> Tham khảo thêm: Dấu hiệu cảnh báo thời điểm cần thay lốp xe ô tô

3. Kết luận


Trên đây là các kiểu mòn lốp ô tô và nguyên nhân trong từng trường hợp, cùng cách để tránh, hạn chế tình trạng lốp xe ô tô bị mòn quá nhanh hoặc không đều.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Hà Thành Garage chuyên bảo dưỡng, sửa chữa ô tô uy tín, chất lượng, luôn đồng hành cùng quý khách!

Tags
Bình luận
0/5
Bình chọn