Cạ gầm ô tô có sao không? Cách lái xe lên/ xuống vỉa hè không chạm gầm

Cạ gầm ô tô hay chạm gầm ô tô nếu nhẹ chỉ làm trầy xước lớp chống han gỉ gầm xe, nếu va chạm nhiều lần và va chạm mạnh có thể dẫn đến những hỏng hóc nặng hơn như lệch góc chụm, góc Camber bánh xe; mòn ốp gầm bảo vệ gầm xe; thậm chí có thể dẫn đến bị rò rỉ dầu, hỏng hệ thống trục lái…

Vậy, cụ thể, va chạm gầm xe có thể để lại những tổn thất nào cho xe? Và lái xe như thế nào khi lên/ xuống dốc, vỉa hè để tránh bị cạ gầm? Cùng Hà Thành Garage tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Cạ gầm ô tô có sao không? Cách lái xe lên/ xuống vỉa hè không chạm gầm

1. Tiêu chuẩn khoảng sáng gầm xe


Cạ gầm ô tô (chạm gầm ô tô) là hiện tượng khung gầm xe bị va quệt vào mép/ lề đường, sỏi đá hay các chướng ngại vật trên đường trong quá trình di chuyển, đặc biệt là khi lên dốc, xuống dốc, đi vào những cung đường gồ ghề, nhấp nhô.

Tình trạng cạ gầm xe ô tô không chỉ khiến xe ô tô bị trầy xước bên ngoài, gây mất thẩm mỹ và mất lớp chống han gỉ gầm mà nếu va chạm quá mạnh còn có thể gây những hỏng hóc, hay tiềm ẩn hỏng hóc các bộ phận bên trong xe sau này.

Vì vậy, khi lựa xe, khoảng sáng gầm xe cũng là một yếu tố rất quan trọng mà các xế xe nên để ý khi quyết định chọn mua xe và nên cẩn thận trong quá trình di chuyển để tránh hiện tượng bị cạ gầm.

Dưới đây là bảng thống kê số liệu về khoảng sáng gầm xe trung bình của các dòng xe mà quý khách có thể tham khảo:

Tiêu chuẩn khoảng sáng gầm xe của các dòng xe

>>> Tham khảo thêm: 2 cách nâng khoảng sáng gầm xe lên 10-15 mm

2. Cạ gầm ô tô ảnh hưởng đến xe như thế nào?


2.1. Trầy xước lớp chống mòn và han gỉ dưới gầm xe

Thông thường, dưới gầm ô tô luôn được phủ một lớp sơn chống mòn, chống han gỉ gầm ô tô. Khi va quệt với các vật cản trong quá trình di chuyển rất dễ khiến lớp sơn này bị trầy xước, bong tróc. Lâu ngày không được mạ lại sẽ khiến phần bị bong tróc sơn bị oxy hóa bởi hơi ẩm trong không khí và nước mưa.

2.2. Mòn, giảm độ bền ốp gầm, ốp bảo vệ và giảm xóc của xe

Gầm ô tô luôn được trang bị tấm ốp gầm có tác dụng bảo vệ các bộ phận nằm trong động cơ xe. Khi ô tô bị cạ gầm, bộ phận này có thể bị mòn, trầy xước, giảm độ bền và khả năng bảo vệ xe. Bên cạnh đó, hệ thống giảm xóc nằm dưới gầm xe cũng có thể bị mòn nếu bị va quệt quá nhiều lần.

2.3. Hệ thống treo ngừng hoạt động

Hệ thống treo là bộ phận đặt phái trên cầu trước và cầu sau của xe cũng sẽ bị tác động nếu xe bị va chạm gầm quá nhiều lần. Khi va chạm gầm, ống lót của hệ thống treo có thể bị mòn. Do đó, làm giảm chức năng duy trì trạng thái vận hành ổn định, êm ái cho xe. Là nguyên nhân tạo tiếng ồn trong quá trình vận chuyển. Thậm chí, nguy hiểm hơn còn khiến hệ thống treo bị lỗi khi người điều khiển đánh lái hoặc vào cua ở tốc độ cao.

2.4. Hỏng trục lái

Ngoài ra, những cú chạm gầm ô tô quá mạnh còn để lại những vết lõm trên trục lái gầm xe. Có thể làm xe mất cân bằng khi lái. Bên cạnh đó, nếu khớp chữ U bị hỏng, sẽ làm ô tô phát ra tiếng động lạ và rung lắc mỗi khi vận hành.

2.5. Lệch góc chụm và góc Camber bánh xe gây mòn lốp xe không đều

Như đã đề cập tại bài viết Lốp xe ô tô bị mòn nhanh, không đều, khi xe bị lệch góc chụm hoặc lệch góc Camber, bánh xe sẽ bị chịu tác động lực không đều tại các vị trí khác nhau, thậm chí tại những thời điểm khác nhau. Gây ra tình trạng lốp xe ô tô bị mòn không đều. Và một trong những nguyên nhân khiến bánh xe bị lệch góc chụm, lệch góc Camber bánh xe là do va chạm gầm xe.

Cạ gầm ô tô có thể khiến lệch góc chụm và góc Camber bánh xe là nguyên nhân gây ra tình trạng mòn lốp xe không đều

2.6. Gây rò rỉ dầu trục lái, dầu hộp số, thùng dầu, vỏ vi sai

Những cú va chạm gầm quá mạnh có thể gây móp méo, rò rỉ dầu trục lái, dầu hộp số, thùng dầu hay vỏ vi sai.

Cạ gầm ô tô có thể gây rò rỉ dầu trục lái, dầu hộp số, thùng dầu, vỏ vi sai

>>> Xem thêm: Nguyên nhân chảy dầu hộp số và cách khắc phục

3. Cách lái xe hạn chế cạ gầm ô tô


Vậy làm cách nào để lái xe an toàn, hạn chế cạ gầm xe nhất có thể khi lên dốc hay lên vỉa hè để đỗ xe, nhất là đối với những dòng xe gầm thấp như Sedan hay Hatchback?

Phương án tốt nhất là đi xéo. Việc đi xéo sẽ giúp nâng cao phần gầm xe, tránh những va quệt mũi xe và giữa gầm thân xe khi di chuyển lên/ xuống vật cản:

Khi đi lên

Để đi xéo khi đi lên dốc vỉa hè, chủ xe nên quan sát giao thông từ xa và đánh lái xe đi chéo từ ngoài vào vị trí muốn vượt chướng ngại vật.

Bước 1: Khi tiếp cận gần đến mép vỉa hè, từ từ giảm tốc độ, giữ vô lăng chạy chậm, xéo lên bề mặt nghiêng cho một bánh trước ăn lên bờ lề, tiếp tục để vô lăng thẳng tiến tới.

Bước 2: Khi một bánh trước đã lên được bề mặt phẳng, lúc này, đánh hết lái, cho bánh trước còn lại lên tiếp tục và cuối cùng kéo xe chạy lên hẳn mặt phẳng.

Khi lùi ra

Khi lùi ra, do góc thoát của gầm xe phía sau thường cao hơn phái trước nên khi lùi xe từ bề mặt nghiêng cũng dễ hơn, khả năng bị cạ gầm là thấp hơn.

Bước 1: Giữ vô lăng thẳng và lùi thẳng hai bánh sau xe lên bề mặt nghiêng. Tiến hành đệm ga để đẩy hẳn hai bánh sau lên bề mặt phẳng.

Bước 2: Sau đó, để đưa nốt hai bánh trước còn lại lên, đánh lái nghiêng qua một bên, tiếp tục điều khiển xe di chuyển xéo. Đưa một bánh trước ăn lên bờ thềm. Khi bánh lên lưng chừng thềm, để đưa nốt bánh còn lại lên, tiến hành trả lái thẳng để đưa toàn bộ xe lên dốc.

4. Kết luận


Như vậy, vừa rồi Hà Thành Garage đã gợi ý xong cho các chủ xe cách để lên vỉa hè, xuống vỉa hè (hai mặt phẳng ở độ cao khác nhau mà không bị chạm gầm).

Bên cạnh đó, nếu không may trong quá trình di chuyển, xe bị cạ gầm ô tô nhiều lần hoặc bị cạ gầm mạnh gây những hỏng hóc hoặc có dấu hiệu bị hư hại như rò rỉ dầu; trầy xước gầm; lệch góc chụm, góc Camber bánh xe… quý khách hãy đưa xe đến các Garage uy tín để được kiểm tra và khắc phục kịp thời để tránh để lâu có thể dẫn đến những tổn thất lớn hơn sau này.

Cảm ơn quý khách đã quan tâm và theo dõi. Chúc quý khách một ngày tốt lành!

HÀ THÀNH GARAGE - HỆ THỐNG SỬA CHỮA & CHĂM SÓC Ô TÔ CAO CẤP

Kênh liên hệ Hà Thành Garage

Giờ mở cửa: 8.00 - 17.30 (Thứ 2 - Chủ nhật)

Hệ thống chi nhánh toàn quốc: Xem danh sách

Tags
Bình luận
0/5
Bình chọn