Động cơ ô tô quá nóng thường do thiếu nước làm mát, hoặc rò rỉ. Nếu chúng ta không phát hiện kịp thời có thế gây hỏng hóc các chi tiết động cơ, thậm chí là gây cháy nổ, nguy hiểm cho người dùng và chi phí sửa chữa sẽ rất đắt đỏ. Động cơ ô tô quá nóng là lỗi nguy hiểm thường gặp trong quá trình vận hành xe ô tô anh/chị cần hết sức lưu ý.
Bài viết này Hà Thành Garage sẽ chia sẻ những nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng động cơ ô tô quá nóng.
1. Nguyên nhân dẫn đến động cơ ô tô quá nóng
Cơ chế làm mát cho động cơ đốt trong xe ô tô bao gồm hệ thống làm mát bằng nước và hệ thống tản nhiệt ra môi trường bên ngoài. Động cơ không được bôi trơn đầy đủ hoặc do trục trặc từ các bộ phận trên gây nên hiện tượng động cơ quá nóng.
Nguyên nhân gây động cơ quá nhiệt:
+ Do dung dịch làm mát: Khi dung dịch làm mát bị rò rỉ, ngưng tụ hoặc mực nước làm mát quá thấp sẽ khiến cơ chế làm mát bị gián đoạn, gây hiện tượng nóng máy.
>>> Đọc thêm: Khi nào cần thay nước làm mát ô tô
+ Do van hằng nhiệt bị bó kẹt: Khi nhiệt độ động cơ nóng lên đến một ngưỡng nhất định, van hằng nhiệt sẽ mở để nước làm mát chảy tới phần động cơ bị nóng. Nếu van hằng nhiệt bị bó kẹt thì nước làm mát không được điều phối kịp thời để làm mát động cơ gây hiện tượng quá nóng so với tiêu chuẩn.
+ Do hệ thống tản nhiệt: Nếu quạt tản nhiệt bị trục trặc khiến luồng khí nóng trong khoang động cơ không thoát ra được, dẫn tới động cơ bị quá nóng so với tiêu chuẩn.
+ Do thời tiết: Trong điều kiện thời tiết nhiệt độ cao, xe không được che chắn hoặc hoạt động quá tải cũng khiến khoang động cơ trở nên nóng quá so với tiêu chuẩn.
Lưới tản nhiệt ô tô
2. Quy trình xử lý khi động cơ ô tô quá nóng
Vậy, khi động cơ ô tô quá nóng cần xử lý như thế nào? Khi phát hiện động cơ nóng quá mức bình thường thì anh/chị nên xử lý theo các bước sau đây:
Bước 1: Dừng xe
Ngay khi phát hiện kim chỉ nhiệt ô tô quay tới chữ "H" (Viết tắt của HOT), anh/chị không nên phớt lờ mà lập tức rẽ xe vào lề đường, chọn vị trí an toàn để dừng xe. Tắt máy để động cơ nguội bớt.
Bước 2: Mở nắp mui xe
Mở mui xe để cho hơi nóng trong động cơ tỏa ra ngoài nhanh hơn và động cơ sẽ giảm được nhiệt độ. Lưu ý anh/chị nên lót tay trước khi mở mui xe tránh bị bỏng tay.
Bước 3: Không vội vàng mở nắm két nước
Nhiệt độ cao khiến áp suất nước trong két rất lớn, nếu các mở nắp két nước có thế nước phun trào gây bỏng. Chính vì thế để đảm bảo an toàn, anh/chị tuyệt đối không mở nắp két nước ngay sau khi dừng xe.
Bước 4: Kiểm tra mực nước làm mát
Khi anh/chị đã chắc chắn động cơ nguội bớt, hãy mở nắp két nước để kiểm tra mực nước làm mát. Khi phát hiện ra thiếu nước làm mát anh/chị hãy đổ thêm dung dịch nước làm mát. Trong trường hợp khẩn cấp không có dung dịch làm mát anh/chị có thể đổ thay thế bằng nước sạch.
Bước 5: Kiểm tra vết rò rỉ
Hệ thống làm mát bị rò rỉ thường do đầu xi lanh hay các lá mỏng ở két nước do bị đá văng lên... Nếu không thể tìm thấy vết rò rỉ bằng mắt quan sát, anh/chị cần đưa xe tới gara hoặc cửa hàng sửa xe gần nhất để được thợ kỹ thuật kiểm tra.
Bước 6: Hãy xác định xe có thể đi tiếp được hay không
Nếu xe chỉ bị thiếu nước làm mát do hết nước thì anh/chị có thể đổ đầy và đi tiếp. Nhưng nếu phát hiện rò rỉ hay không xác định được nguyên nhân, tốt hơn hết anh/chị hãy gọi cứu hộ vì đi tiếp sẽ rất nguy hiểm và gây ra hư hại nặng cho xe. Nếu vẫn cố đi thì trường hợp nặng nhất sẽ gây hư hỏng nặng đến động cơ ô tô. Khi đó chỉ còn giải pháp hạ máy và đại tu, sửa chữa động cơ.
3. Kết luận
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết giúp anh/chị có thể tự xử lý tình huống động cơ ô tô bị quá nóng. Để được tư vấn cụ thể về các dịch vụ, anh/chị vui lòng liên hệ hotline: 0568 05 0505.
Hà Thành Garage chuyên bảo dưỡng, sửa chữa ô tô uy tín, chất lượng, luôn đồng hành cùng quý khách!
>>> Liên hệ tư vấn ngay: Bảo dưỡng ô tô các cấp đầy đủ các hạng mục từ A-Z tại Hà Thành Garage