Bơm cao áp ô tô là gì? Phân loại & Ưu, nhược điểm của từng loại

Bơm cao áp của ô tô là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống bơm nhiên liệu động cơ diesel. Bộ phận này cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phun nhiên liệu trên xe.

Vậy thực tế, bơm cao áp ô tô có vai trò gì? Có những loại bơm cao áp nào phổ biến. Hãy cùng Hà Thành Garage tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Bơm cao áp là gì?


Bơm cao áp ô tô được xem là một bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống bơm dầu của động cơ Diesel. 

Hình ảnh bơm cao áp ô tô

Nhiệm vụ chính của loại bơm này chính là tiếp nhận và phân phối nhiên liệu cho vòi phun, giúp xe hoạt động với công suất tối đa và hiệu quả nhất. Điều này cũng nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm đi lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường.

2. Cách phân loại bơm cao áp ô tô


Có nhiều tiêu chí để phân loại bơm cao áp ô tô. Tuy nhiên, có thể phân loại chúng cụ thể như sau:

2.1. Theo đặc điểm của kết cấu chung

Bơm cao áp có thể chia thành 4 nhóm như sau:

  • Kiểu vạn năng.

  • Kiểu phân phối.

  • Dạng vòi phun kết hợp.

  • Dành cho từng loại xylanh.

2.2. Phân loại bơm cao áp dựa theo phương pháp điều chỉnh

Dựa trên phương pháp điều chỉnh nhiên liệu, có thể phân loại bơm này thành những loại sau:

  • Bơm cao áp ô tô: Dựa trên hành trình của piston không thay đổi.

  • Bơm cao áp: Dựa trên hành trình piston thay đổi.

2.3. Theo phương pháp điều khiển

Trường hợp theo phương pháp điều khiển, có những loại bơm cao áp sau:

  • Bơm cao áp điều khiển bằng cơ khí.

  • Bơm cao áp được điều khiển bằng điện - cơ khí.

  • Được điều khiển bằng thủy lực.

  • Được điều khiển bằng điện.

3. Ưu nhược điểm các loại bơm cao áp ô tô hiện nay


Như đã chia sẻ ở trên, có rất nhiều loại bơm cao áp ô tô khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là ưu, nhược điểm của 5 loại bơm cao áp thông dụng nhất hiện nay:

3.1. Bơm cao áp ô tô vạn năng

Có tên tiếng anh là Plunger và được ký hiệu bằng một số ký hiệu như CW, M P, hay MW. Loại bơm này thường được áp dụng trên động cơ V-2 và D-6. 

Cấu tạo bơm cao áp ô tô vạn năng

Cấu tạo bao gồm: Piston, xi lanh và van cao cấp. Trong đó, piston sẽ được điều khiển bằng trục cam. Trục cam đảm nhiệm vai trò dẫn động từ trục khuỷu. Còn số thân bơm và xi lanh sẽ được bố trí thành 1 hoặc 2 dãy hình chữ V.

Ưu điểm

  • Có thể sử dụng cho các hệ động cơ có công suất khác nhau.

  • Có thể gắn thêm nhiều xy lanh hay piston với đường kính khác nhau.

  • Có thể thay đổi đầu trục cam, đổi thứ tự hoạt động của các xi lanh với nhau.

  • Giá thành thấp.

Nhược điểm

  • Kích thước và trọng lượng khá lớn.

  • Lưu lượng cũng như thời điểm phun nhiên liệu khó có thể xảy ra đồng đều ở từng xi lanh.

3.2. Bơm cao áp ô tô vòi phun kết hợp

Có 2 loại bơm cao áp ô tô vòi phun kết hợp bao gồm: Loại vòi phun kết hợp và loại còn lại được thiết kế liền khối với vòi phun nằm trên nắp máy. Loại bơm này sẽ thường được sử dụng phổ biến trong động cơ dầu Diesel 2 kỳ.

Ưu điểm

  • Tạo được áp suất phun cao, quá trình phun nhanh.

  • Giảm được thể tích nhiên liệu bị nén và hạn chế được hiện tượng sóng áp suất bị dao động.

Nhược điểm

  • Kích thước lớn.

  • Lắp ráp khó.

  • Giá thành cao.

  • Khó điều chỉnh trong quá trình sử dụng.

3.3. Bơm cao áp PE

Còn được gọi với cái tên khác là bơm cao áp tập trung, bơm cao áp hướng trục hay bơm cao áp nhiều xi lanh. Loại bơm này thường sử dụng cho các dòng xe thương mại cỡ lớn, xe ô tô tải hoặc xe chuyên dụng hạng nặng.

Cách hoạt động của bơm cao áp PE

Cấu tạo gồm: Piston xilanh bơm, vòng răng điều khiển piston và van thoát nhiên liệu cao áp. 

Ưu điểm

  • Sử dụng cho 1 loại động cơ với công suất có thể thay đổi tùy ý.

  • Giá thành thấp.

  • Có thể thay đổi đầu trục cam. 

Nhược điểm

  • Kích thước lớn, việc chế tạo sẽ gặp nhiều khó khăn.

  • Thời điểm và lưu lượng nhiên liệu không đồng đều.

3.4. Bơm cao áp ô tô VE

Bơm cao áp ô tô VE còn được gọi là bơm cao áp phân phối.

Cấu tạo gồm: 1 cặp piston và xi lanh.

Ưu điểm

  • Kích thước nhỏ

  • Phân phối nhiên liệu đồng đều cho các xi lanh.

Nhược điểm

  • Cấu tạo phức tạp.

  • Giá thành cao.

Việc bảo dưỡng và sửa chữa khó và mất nhiều chi phí.

3.5. Bơm cao áp ô tô PF

Bơm cao áp ô tô PF là loại bơm cao áp riêng biệt, chỉ đảm nhận vai trò cung cấp nhiên liệu cho 1 xi lanh. 

Cấu tạo gồm: Piston và xi lanh.

Ưu điểm: 

  • Bảo dưỡng dễ dàng.

  • Giá thành thấp.

Nhược điểm: Bơm cao áp PF phân phối nhiên liệu đến các xi lanh không đồng đều và hiệu quả không cao.

4. Kết luận


Trên đây là những nhận định của Hà Thành Garage về những ưu - nhược điểm của các loại bơm cao áp ô tô.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hay có sự cố, trục trặc xe cần được cứu hộ ngay, quý khách vui lòng gọi điện đến Hotline 0568.05.05.05 (phục vụ và miễn phí cứu hộ 24/24) để được hỗ trợ kịp thời nhất có thể!

Cảm ơn quý khách đã quan tâm và theo dõi. Chúc quý khách lái xe an toàn.

Hà Thành Garage chuyên bảo dưỡng, sửa chữa ô tô uy tín, chất lượng, luôn đồng hành cùng quý khách!

HÀ THÀNH GARAGE - HỆ THỐNG SỬA CHỮA & CHĂM SÓC Ô TÔ CAO CẤP

Kênh liên hệ Hà Thành Garage

Giờ mở cửa: 8.00 - 17.30 (Thứ 2 - Chủ nhật)

Hệ thống chi nhánh toàn quốc: Xem danh sách

Tags
Bình luận
0/5
Bình chọn