Giảm xóc ô tô là một trong những chi tiết làm cho trải nghiệm lái xe của anh/chị tuyệt vời hơn, lướt như bay trên mọi cung đường một cách êm ái. Và, vẫn biết là không có gì là mãi mãi, giảm xóc cũng tương tự, nhất là khi thường xuyên lái xe trên những tuyến đường xấu, gập ghềnh thì tuổi thọ giảm xóc sẽ giảm đáng kể.
Vậy vận hành xe bao lâu thì nên thay mới giảm xóc ô tô? Phương pháp này có gì khác biệt so với phục hồi giảm xóc không? Hãy cùng Hà Thành Garage giải đáp các câu hỏi trên trong bài viết này.
1. Tuổi thọ giảm xóc ô tô - yếu tố quyết định nên thay giảm xóc khi nào
Theo số liệu đã nghiên cứu và thống kê của các chuyên gia thì bộ phận giảm xóc ô tô có tuổi thọ trung bình như sau:
+ Thấy rõ hoạt động của bộ phận giảm xóc yếu dần khi xe chạy được quãng đường từ: 48.000 - 64.000km.
+ 140.000km: Đối với các xe chạy đường bằng phẳng, ít ghồ ghề, ổ gà, ít phương tiện giao thông, tắc đường (ít phải dừng xe nhiều).
+ 80.000km: Đối với những xe thường xuyên phải di chuyển trong điều kiện đường rất xấu, nhiều ổ gà, ổ voi, có nhiều khúc cua hoặc tắc đường nhiều khiến xe phải dừng lại nhiều.
Cần thường xuyên theo dõi xe của mình để có thể nhận biết được những dấu hiệu sớm nhất và có những cách thức khắc phục phù hợp, kịp thời.
Tuy nhiên, anh/chị không thể để đến lúc hết tuổi thọ của giảm xóc mới đem thay giảm xóc mới. Anh/Chị phải đến kiểm tra, bảo dưỡng xe thường xuyên để xác định được chính xác khi nào thì cần thay thế hoặc sửa chữa giảm xóc của mình.
2. Dấu hiệu cần thay thế giảm xóc ô tô
Xuất hiện hiện tượng chảy dầu là biểu hiện rõ ràng và có thể thấy bằng mắt thường để có thể xác định được thời điểm cần thay thế giảm xóc ô tô. Bên cạnh đó thì cũng có một vài hiện tượng khác báo hiệu rằng giảm xóc ô tô của anh/chị cần phải được thay thế như:
-
Đi vào chỗ xóc thấy xe bồng bềnh lâu hơn bình thường.
-
Xe có tiếng kêu lạ khi đi vào chỗ xóc.
-
Lệch hướng và trượt tay lái.
-
Xe mòn lốp không đều.
Anh/Chị cần thường xuyên theo dõi xe của mình để có thể nhận biết được những dấu hiệu sớm nhất và có những cách thức khắc phục phù hợp, kịp thời.
3. Ưu & nhược điểm của phương pháp thay thế giảm xóc ô tô
Ngoài phương pháp thay thế giảm xóc ô tô thì còn một phương pháp khác chủ xế có thể nghĩ đến là phục hồi giảm xóc. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu riêng của từng người. Vì vậy anh/chị nên biết và nắm rõ cả 2 phương pháp này để có lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mình.
Với phương pháp thay thế giảm xóc ô tô sẽ có một số ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
+ Thay giảm xóc mới sẽ mang lại hiệu suất hoạt động tốt hơn so với phục hồi giảm xóc cũ, từ đó đảm bảo ô tô hoạt động ổn định và an toàn.
+ Chủ xế có thể lựa chọn đa dạng nhiều loại giảm xóc khác nhau với nhiều tính năng đặc biệt hoặc chất liệu cao cấp để cải thiện hiệu suất và trải nghiệm lái xe.
Nhược điểm
+ Chi phí cao: Việc thay mới giảm xóc thường tốn nhiều chi phí hơn so với phục hồi giảm xóc cũ.
+ Quá trình thay giảm xóc sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn so với việc phục hồi.
>>> Đọc thêm về phục hồi giảm xóc trong bài viết này: Phục hồi giảm xóc ô tô - Nên hay không?
4. Đã phục hồi giảm xóc thì thay giảm xóc khi nào?
Xe đã phục hồi giảm xóc là xe có bộ phận giảm xóc đã yếu và được các gara ô tô phục hồi lại chức năng của giảm xóc. Phục hồi giảm xóc có nhiều ưu điểm như tiết kiệm chi phí, thời gian nhưng lại có một nhược điểm vô cùng lớn chính là khó xác định được tuổi thọ của giảm xóc sau khi phục hồi. Điều này dẫn đến rất khó nắm bắt được thời gian nên thay giảm xóc khi nó đã hết “date”.
Vì vậy, nếu giảm xóc của anh/chị đã được phục hồi trước đó thì hãy đến ngay gara uy tín để được tư vấn về khi nào thì thay giảm xóc cho xế yêu của mình nhé.
5. Kết luận
Giảm xóc ô tô là một bộ phận quan trọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm lái xe và sự an toàn của các hành khách. Do đó chủ xế nên thường xuyên quan tâm và để ý đến các dấu hiệu hư hỏng giảm xóc để kịp thời xử lý.
2 phương pháp sửa chữa giảm xóc phổ biến là phục hồi giảm xóc cũ và thay thế giảm xóc mới. Bài viết này đã chỉ ra ưu, nhược điểm của phương pháp thay thế giảm xóc cũng như khoảng thời gian nên thay mới. Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm thông tin hữu ích cho anh/chị.
Cảm ơn anh/chị đã quan tâm và theo dõi. Chúc anh/chị luôn an toàn trên mọi chuyến đi!