Sơn Dặm Ô Tô Xóa Xước - Lựa Chọn Giúp Tiết Kiệm Chi Phí Sơn Xe

Sơn dặm ô tô xóa xước là biện pháp khắc phục những vết trầy, xước nhẹ trên xe rất hiệu quả, mà lại tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện.

Vậy sơn dặm xóa xước ô tô có những ưu, nhược điểm gì? Quy trình sơn dặm xe ô tô ra sao? Đòi hỏi những kỹ thuật sơn dặm như thế nào? Và cần lưu ý những gì để màu sơn xe ô tô luôn được bền đẹp? Hãy cùng Hà Thành Garage tìm hiểu trong bài viết ngay dưới đây!

Sơn dặm ô tô xóa xước hiệu quả

1. Sơn dặm ô tô là gì?


Sơn dặm ô tô (hay còn gọi là sơn vá), là kỹ thuật sơn khắc phục các vết trầy, xước nhẹ hoặc đổi mới màu sơn cho những bộ phận mà anh/chị mong muốn.

Ngoài sơn dặm để sơn theo từng vị trí nhỏ lẻ thì trong ngành đồng sơn ô tô còn có một loại nữa là sơn toàn bộ xe, hay còn gọi là sơn quây. Vậy sơn dặm so với sơn quây có những ưu và nhược điểm gì, hãy cùng theo dõi ở ngay phần nội dung tiếp theo.

2. Sơn dặm ô tô có những ưu, nhược điểm gì?


2.1. Ưu điểm

Tiết kiệm chi phí (giá sơn xe ô tô bị xước trung bình chỉ khoảng trên dưới 1,5 triệu đồng. Rẻ hơn rất nhiều so với chi phí để sơn lại toàn bộ thân vỏ ô tô với mức dao động từ 8 - 12 triệu đồng).

Thời gian thực hiện nhanh chóng (chỉ khoảng từ 1 - 2 ngày tùy vào độ rộng vết xước).

Đem lại hiệu quả cao nếu được tiến hành chính xác, đảm bảo chất lượng.

2.2. Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm cả về chi phí, thời gian thực hiện và hiệu quả, sơn dặm xóa xước ô tô cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định, như:

Quy trình sơn dặm xóa xước ô tô đòi hỏi kỹ thuật cao

Việc pha màu sơn phải đảm bảo đúng tỷ lệ để khả năng lên màu gần như tuyệt đối, đồng thời phải phun đều tay. Nếu không, chất lượng màu xe sau khi phun sẽ không được đảm bảo. Có thể xuất hiện hiện tượng màu xe bị lốm đốm, loang lổ và mất dần độ bóng sau một thời ngắn sử dụng.

Quá trình sơn đòi hỏi sự trợ giúp của nhiều máy móc, thiết bị hỗ trợ hiện đại, như: Máy cân tỷ lệ, máy pha màu, buồng phun, súng phun và lò sấy. Sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên dụng này sẽ giúp màu sơn sau phun được đồng đều và lâu bền.

Quy trình sơn dặm ô tô xóa xước đòi hỏi kỹ thuật cao

Cách xử lý các vết xước nhỏ là tương đối khó

Trong các kiểu sơn dặm vá ô tô, sơn dặm xử lý các vết xước nhỏ trên toàn bộ thân xe là khó nhất. Bởi vết xước càng nhỏ, thông thường ở tình trạng trải đều toàn bộ thân vỏ ô tô. Do vậy, càng đòi hỏi kỹ thuật cao để tránh hiện tượng xe không đều màu, bị lốm đốm do màu sơn không đồng nhất.

3. Nguyên nhân gây trầy, xước xe cần sơn dặm ô tô


3.1. Va chạm với phương tiện khác khi lưu thông

Trong quá trình tham gia giao thông, những va chạm nhỏ là không thể tránh khỏi. Thói quen lái xe chưa tốt, lấn làn, lạng lách đánh võng, vi phạm quy tắc giao thông hay không đảm bảo khoảng cách an toàn khi di chuyển là những nguyên nhân gây ra va chạm khi lưu thông, nặng hơn là xảy ra tai nạn.

Phần lớn các vụ va chạm dù nặng hay nhẹ đều để lại những vết xước nông sâu khác nhau. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, anh/chị có thể tốn rất nhiều chi phí để khắc phục hậu quả.

3.2. Xác côn trùng bám vào cửa xe, nắp capo

Xác côn trùng tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể làm hư hỏng lớp sơn xe ô tô. Trong cơ thể một số loài côn trùng chứa hàm lượng axit uric, axit photphoric, muối nitrat, kali cacbonat cao, khi tiếp xúc với bề mặt xe sẽ tạo ra các phản ứng hóa học làm ăn mòn lớp sơn.

Ngoài ra, khi xác côn trùng bám trên xe lâu ngày sẽ bị khô và cứng lại. Khi đó, rất khó để lau chùi. Do đó phải tác động lực mạnh hơn bình thường mới có thể loại bỏ. Không những vậy, nếu không cẩn thận có thể làm xước sơn xe.

Chính vì thế nên việc thường xuyên vệ sinh ô tô là cần thiết để giữ xe luôn sạch bóng, tránh tình trạng để xe lâu ngày chưa được vệ sinh, phải tác động lực mạnh hay sử dụng nhiều dung dịch hóa học tẩy rửa.

Xác côn trùng bám vào cửa xe, nắp capo lâu ngày không được vệ sinh gây khó rửa, có thể gây trầy xước phải sơn dặm ô tô

3.3. Đá dăm

Trong quá trình di chuyển, sỏi, đá hoặc các dị vật trên đường vô bình bật lên hoặc bị bắn vào va chạm với thân xe. Những góc sắc, cạnh và lực bật của chúng làm bong tróc lớp sơn bề mặt thân xe. Thậm chí, nếu va đập quá mạnh có thể khiến lớp sơn lót trong cùng bị bong tróc, tạo ra những vết trầy xước gây mất thẩm mỹ cho xe.

3.4. Khói bụi

Khói bụi tưởng chừng không gây tác hại gì cho xe. Tuy nhiên, chúng có thể bám dính và tạo thành lớp tro, muội bám trên bề mặt xe. Bên cạnh đó, trong khói bụi còn chứa chất kiềm ở nồng độ cao như Ca, Mg có thể làm hư hỏng bề mặt sơn nếu không được vệ sinh kịp thời.

4. Sơn dặm ô tô quy trình gồm mấy bước?


Một quy trình sơn dặm ô tô thông thường tại Hà Thành Garage sẽ trải qua 7 bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra và làm sạch bề mặt sơn xe

Bước 2: Khắc phục về mặt xe bị hư hại

Bước 3: Tiến hành sơn lót chống gỉ

Bước 4: Bả matit

Bước 5: Sơn lót

Bước 6: Pha màu và phun sơn

Bước 7: Đánh bóng cho xe

Để biết thêm chi tiết quy trình sơn xe ô tô tiêu chuẩn cũng như bảng giá dịch vụ sơn xe tại Hà Thành Garage, anh/chị vui lòng tham khảo bài viết tại đây.

Quy trình 7 bước sơn dặm ô tô tại Hà Thành Garage

Ngoài việc tuân thủ đúng quy trình sơn xe, thì quá trình sơn dặm xe ô tô cũng cần tuân thủ các kỹ thuật sơn dặm xe ô tô chuyên nghiệp ở một người kỹ thuật viên. Có thể kể đến như:

+ Nhiệt độ sơn dặm xe ô tô: Nhiệt độ sơn xe sẽ quyết định tới chất lượng màu xe sau khi sơn. Hệ quả của việc không để ý tới nhiệt độ là kết quả màu sơn không đều và không ăn màu.

+ Màu sơn cần được đánh đều để tránh bị lắng xuống.

+ Cần chọn loại sơn đạt chuẩn chất lượng, có uy tín và thương hiệu rõ ràng trên thị trường để đảm bảo chất lượng, cũng như độ bền màu xe.

+ Nên sơn toàn bộ bộ phận bị xước để đảm bảo độ đồng đều màu sắc, thay vì sơn chỉ vết xước.

+ Chú ý, tiến hành sấy khô lớp sơn trong 10 phút với nhiệt độ 60 độ C sau khi sơn xong.

+ Khi sơn, cần sử dụng con lăn mới, kích thước nhỏ gọn, sử dụng một lượng sơn vừa đủ để tản đều trên chỗ xe cần dặm.

>>> Tham khảo thêm: 8 lưu ý chủ xế cần quan tâm trước khi sơn lại xe ô tô

5. Sơn dặm ô tô xong cần lưu ý những gì?


Để tránh hiện tượng sơn xe bị xước hoặc bị đổi màu, giữ cho sơn xe luôn được mới, anh/chị cần lưu ý những điều sau:

+ Tuân thủ các quy định giao thông, giữ đúng khoảng cách giữa các xe để hạn chế va quệt.

+ Thường xuyên vệ sinh bề mặt xe để kịp thời loại bỏ những vết bẩn trên xe khi xe còn mới, dễ dàng rửa sạch.

+ Đỗ xe tại các vị trí râm mát. Tránh để xe ngoài trời nắng quá lâu có thể khiến màu sơn xe bị lão hóa, bị bạc màu.

+ Có thể dán decal hoặc phủ ceramic cho xe để bảo vệ lớp sơn bên trong.

+ Khi vệ sinh xe cần sử dụng những dụng cụ đảm bảo yêu cầu, như: Dung dịch vệ sinh có thương hiệu, đảm bảo chất lượng; khăn lau mềm (chọn đúng loại làm từ vải sợi nhân tạo Microfiber để tránh tạo vết xước trên lớp sơn và làm xe mất độ bóng).

+ Sử dụng hóa chất làm bóng cho xe định kỳ 6 tháng một lần có thể giúp bảo vệ lớp sơn khỏi những tác nhân bên ngoài tránh trầy xước và đem lại bề mặt sáng bóng cho thân vỏ xe.

Tuy nhiên, thành phần của các loại dung dịch làm bóng trên thị trường hiện nay không đảm bảo được tính an toàn tuyệt đối. Do đó, anh/chị không nên quá lạm dụng dung dịch làm bóng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng lớp sơn. Ngoài ra, anh/chị nên lựa chọn những loại có thêm sáp - một thành phần có tác dụng bảo vệ tốt bề mặt sơn.

Những lưu ý sau khi sơn dặm ô tô để giữ gìn màu sơn bền đẹp

6. Kết luận


Sơn dặm ô tô về cơ bản là phục hồi lại lớp sơn xe ô tô tại những vị trí bị trầy xước, bong tróc. Qua bài viết này, Hà Thành Garage đã giới thiệu đến anh/chị những thông tin chi tiết nhất về sơn dặm ô tô. Đây là một cách vừa giúp anh/chị tiết kiệm chi phí sơn xe, vừa giúp lớp sơn lấy lại vẻ đẹp như ban đầu.

Cảm ơn anh/chị đã quan tâm và theo dõi. Chúc anh/chị một ngày tốt lành!

Anh/Chị có thể tham khảo bảng giá sơn xe ô tô tại Hà Thành Garage cập nhật mới nhất năm 2024 tại bài viết này: Cập nhật bảng giá sơn xe ô tô và theo dõi chương trình ưu đãi, khuyến mại Tại đây.

>>> Tham khảo thêm bài viết khác

Tags
Bình luận
0/5
Bình chọn