Khắc phục hư hỏng thường gặp ở hệ thống bôi trơn ô tô

Hệ thống bôi trơn ô tô thường gặp phải những vấn đề hỏng hóc nào? Dấu hiệu để nhận biết những hỏng hóc đó? Cách tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa cho từng hỏng hóc xảy ra với bơm dầu, bầu lọc dầu, két làm mát dầu?… Tất cả sẽ được Hà Thành Garage giải đáp trong bài viết ngay dưới đây!

Khắc phục hư hỏng thường gặp ở hệ thống bôi trơn ô tô

1. Hệ thống bôi trơn ô tô bị hỏng bơm dầu


Hệ thống bôi trơn ô tô về cơ bản có 3 bộ phận thường gặp hỏng hóc nhiều nhất, đó là: Bơm dầu, bầu lọc dầu và két làm mát dầu.

Trước hết, Hà Thành Garage xin giới thiệu sơ qua cho quý khách về cấu tạo của từng loại bơm dầu để xác định đúng bộ phận hỏng hóc và cần sửa chữa.

1.1. Cấu tạo bơm dầu

Bơm dầu có 2 loại chính:

  • Bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp ngoài

  • Bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp trong

Bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp ngoài

Bơm dầu kiểu bánh răng khớp ngoài gồm 8 bộ phận:

  • 1. Bánh răng chủ động

  • 2. Đường dầu ra

  • 3. Bánh răng bị động

  • 4. Phao

  • 5. Lưới lọc thô

  • 6. Đường đầu hồi

  • 7. Van điều chỉnh áp suất

  • 8. Vít điều chỉnh

Cấu tạo bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp ngoài - hệ thống bôi trơn ô tô

Bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp trong

Bơm dầu kiểu bánh răng khớp trong có cấu tạo đơn giản hơn bơm dầu kiểu bánh răng khớp ngoài. Cấu tạo gồm 3 bộ phận:

  • 1. Bánh răng bị động

  • 2. Bánh răng chủ động

  • 3. Vành khuyết

Cấu tạo bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp trong - hệ thống bôi trơn ô tô

1.2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng bơm dầu

Một số dấu hiệu bơm dầu bơi trơn bị hỏng và nguyên nhân của từng trường hợp:

+ Mòn cặp bánh răng hoặc rô-ro ăn khớp do ma sát, cọ xát giữa các bề mặt trong quá trình hoạt động.

+ Nắp bơm, lòng thân bơm bị mỏn mỏng do ma sát với dầu có áp suất cao.

+ Van an toàn bị mòn mỏng, lò xo yếu, gẫy do mài mòn, va đập, lò xo mỏi, giảm tính đàn hồi sau thời gian dài làm việc.

+ Bạc, cổ trục bơm bị mòn hỏng do ma sát, chất lượng dầu bôi trơn kém.

+ Tai khớp của rôto với rãnh trục bị mòn.

1.3. Cách kiểm tra và sửa chữa bơm dầu

Quy trình tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa bơm dầu gồm 4 bước cơ bản:

Bước 1: Tháo bơm dầu

Quy trình tháo bơm dầu cần được thực hiện theo thứ tự sau:

  • Vệ sinh bên ngoài bơm dầu.

  • Tháo đường dầu từ thân bơm lên thân máy.

  • Tháo lưới lọc dầu.

  • Tháo nắp dưới van giảm áp và thân bơm dầu.

  • Tháo bánh răng bị động bơm dầu.

Bước 2: Kiểm tra bơm dầu

Cần kiểm tra từng bộ phận của bơm dầu:

  • Vỏ bơm.

  • Bánh răng chủ động.

  • Bánh răng bị động.

  • Phao lọc, lưới lọc.

  • Trục dẫn động.

  • Van an toàn.

Trong đó, cụ thể, ta cần kiểm tra kỹ lưỡng một số nội dung sau:

Kiểm tra khe hở giữa hai răng ăn khớp

Kiểm tra khe hở giữa hai răng ăn khớp phải được thực hiện ở ít nhất 3 chỗ cách đều nhau theo vòng đỉnh bánh răng. Khe hở tối đa giữa hai răng ăn khớp không được vượt quá 0,35mm. Nếu vượt quá thì phải thay bánh răng mới.

+ Kiểm tra ở tất cả các răng, khe hở giữa đỉnh răng và thành vỏ bơm

Độ rộng khe hở tối đa không được vượt quá 0,1mm. Nếu khe hở vượt quá giới hạn này là dấu hiệu cần phục hồi lại lỗ vỏ bơm. Trong trường hợp này, ta có thể phục hồi lại lỗ vỏ bơm bằng 2 cách: Mạ thép hoặc mạ crôm, rồi gia công lại vỏ bơm hoặc phải thay mới hoàn toàn vỏ bơm. Ngoài ra, nếu đỉnh răng mòn thành vệt thì quý khách cũng cần thay bánh răng.

+ Kiểm tra khe hở mặt đầu bánh răng và lắp bơm

Dùng thanh kiểm thẳng chuẩn đặt ngang qua mặt lắp ghép của bơm để đo độ mòn của đầu bánh răng.

Dùng thước lá đo khe hở giữa mặt thanh kiểm và mặt đầu bánh răng.

Độ rộng khe hở tối đa không được vượt quá 0,1mm. Nếu vượt quá phải mài bớt một mặt phẳng lắp ghép của thân bơm.

+ Kiểm tra khe hở giữa hai đỉnh răng của bơm rô to

Khe hở kiểm tra không được vượt quá 0,3mm. Nếu khe hở vượt quá 0,3mm thì phải sửa chữa hoặc thay mới.

+ Kiểm tra khe hở mạt ngoài giữa rô to với thành vỏ bơm rô to

Độ rộng khe hở kiểm tra không được vượt quá 0,3mm. Nếu khe hở vượt quá 0,3mm thì phải sửa chữa hoặc thay mới.

Bước 3: Sửa chữa bơm dầu

Tiến hành sửa chữa các chi tiết hoặc thay thế mới nếu bị hư hỏng nặng.

Bước 4: Lắp bơm dầu

Quy trình lắp bơm dầu cần phải thực hiện theo thứ tự:

  • Lắp bánh răng bị động.

  • Lắp nắp thân bơm, văn giảm bơm dầu.

  • Lắp lưới lọc dầu.

  • Lắp đường dầu từ thân bơm lên thân máy.

2. Hệ thống bôi trơn ô tô bị hỏng két làm mát dầu


2.1. Cấu tạo két làm mát dầu

Hình ảnh két làm mát dầu bằng không khí cho quý khách tham khảo:

Cấu tạo két làm mát dầu bằng không khí - hệ thống bôi trơn ô tô

2.2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng

Một số dấu hiệu két làm mát dầu bị hỏng và nguyên nhân cho từng trường hợp:

  • Két làm mát quá nóng do tắc đường ống két làm mát.

  • Chảy dầu do két làm mát bị thủng.

2.3. Cách kiểm tra, sửa chữa két làm mát dầu

Cần kiểm tra từng bộ phận của két làm mát xem có phát hiện bất kỳ hư hỏng nào hay không. Nếu có thì cần tiến hành sửa chữa hoặc thay thế ngay lập tức:

Các cánh tản nhiệt

Các cánh tản nhiệt có hoạt động tốt không, có bị biến hạng, bị gãy do vận hành và hấp thụ nhiệt quá lớn hay không.

Nếu phát hiện các cánh tản nhiệt bị biến dạng, quý khách có thể tự chữa bằng cách dùng khăn vệ sinh sạch sẽ sau đó nắn lại cho cánh tản nhiệt trở về trạng thái ban đầu

Van két dầu

Kiểm tra van két dầu có chắc chắn, có bị rò rỉ hay không.

Nếu phát hiện ống dẫn dầu bị hỏng, bị rò rỉ hay bị bào mòn, quý khách cần đưa xe đến các trung tâm sửa chữa hay garage uy tín để nhân viên kỹ thuật thực hiện thao lắp và thay thế ống dẫn dầu mới

Ống dẫn dầu

Kiểm tra ống dẫn dầu có bị thủng, bị rò rỉ hay bị bào mòn hay không.

Nếu phát hiện ống dẫn dầu bị hỏng, rò rỉ hay bị bào mòn, quý khách nên thay ống dẫn dầu mới.

Lò xo van

Kiểm tra lò xo van có bị yếu hay không. Nếu lò xo van bị yếu, thêm đệm hoặc thay mới.

3. Hệ thống bôi trơn ô tô bị hỏng bầu lọc dầu


3.1. Cấu tạo bầu lọc dầu

Hà Thành Garage xin giới thiệu cấu tạo 2 loại bầu lọc dầu: Bầu lọc dầu thấm và bầu lọc dầu ly tâm.

Cấu tạo bầu lọc thấm

Bầu lọc thấm bao gồm 5 bộ phận:

  • 1. Lõi lọc (được cấu tạo từ các tấm lọc kim loại).

  • 2. Phần tử lọc (gồm 1-2 tấm kim loại xếp xen kẽ tạo thành các khe lọc với độ rộng khoảng 0,07 - 0,08 mm).

  • 3. Trục bầu lọc.

  • 4. Vỏ bầu lọc.

  • 5. Van an toàn.

Cấu tạo bầu lọc dầu thấm - hệ thống bôi trơn ô tô

Cấu tạo bầu lọc ly tâm

Bầu lọc ly tâm bao gồm 9 bộ phận:

  • 1. Thân bầu lọc

  • 2. Lỗ giclơ

  • 3. Lỗ dẫn dầu

  • 4. Lỗ ngang

  • 5. Rô-to

  • 6. Ốc hãm

  • 7. Trục rô-to

  • 8. Rô-to

  • 9. Ống dẫn

Cấu tạo bầu lọc ly tâm - hệ thống bôi trơn ô tô

3.2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng bầu lọc bôi trơn

+ Khi tắt máy không thấy tiếng kêu vo vo kéo dài, là dấu hiệu của tắc lỗ phun.

+ Trục rôto bị mòn do ma sát với bề mặt làm việc của bạc trong quá trình hoạt động.

+ Bạc lót mòn do ma sát với cổ trục rôto trong quá trình hoạt động.

3.3. Cách kiểm tra, sửa chữa bầu lọc dầu

Trường hợp 1: Trục rôto bị mòn bề mặt làm việc với bạc

Trường hợp này, quý khách có thể mạ thép hoặc mạ crôm, sau đó mài đến kích thước quy định.

Trong đó, cần đảm bảo các thông số sau:

  • Độ bóng Ra ≤ 0,53 µm

  • Độ cong ≤ 0,02 mm (trên suốt chiều dài trục)

  • Độ méo, côn ≤ 0,01mm

Trường hợp 2: Bạc lót mòn

Nên thay mới. Sau đó, cần nghiền lỗ bạc mới đảm bảo các thông số sau:

  • Độ bóng Ra ≤ 0,5µm.

  • Khe hở bạc và trục trong phạm vi cho phép 0,005 - 0,008 mm.

Trường hợp 3: Lỗ phun tắc

Khi lỗ phun tắc, quý khách có thể dùng dây thép thông lại.

Quy trình tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa bầu lọc thấm, bầu lọc ly tâm

Quy trình tháo lắp bầu lọc thô

Bước 1: Tháo

Quy trình tháo cần được thực hiện theo thứ tự sau:

  • Tháo cánh gà bên trái xe.

  • Tháo bầu lọc thô ra (Lưu ý, trước khi tháo bầu lọc thô, cần lau chùi sạch sẽ bên ngoài bầu lọc).

  • Tháo ốc, đồng thời xả hết dầu ra.

  • Tháo ốc bắt vành đai và lấy cốc lọc ra.

  • Tháo mảnh hãm mũ ốc trục lõi lọc.

  • Tháo mũ ốc, lấy vòng đệm miệng đệm và các lá lọc mảnh gạt ra.

Bước 2: Kiểm tra và sửa chữa

Cần kiểm tra từng bộ phận của bơm dầu xem có mắc các hỏng hóc như đã đề cập bên trên không. Sau đó, tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng.

Bước 3: Lắp

Quy trình lắp ngược quy trình tháo.

Quy trình tháo lắp bầu lọc tinh

Bước 1: Tháo

Quy trình tháo cần được thực hiện theo thứ tự sau:

  • Tháo bầu lọc ra (Lưu ý, trước khi tháo bầu lọc, cần lau chùi sạch sẽ bên ngoài bầu lọc và cẩn đảm bảo tránh làm trờn ren).

  • Tháo các đường ống dẫn dầu (Lưu ý, tránh làm bẹp đường ống).

  • Tháo 2 ốc bắt giữ bầu lọc và xả hết dầu ra.

  • Tháo lắp bầu lọc.

  • Lấy lò xo và lõi lọc.

  • Tháo mảnh đỡ lấy từng lá.

Bước 2: Kiểm tra và sửa chữa

Cần kiểm tra từng bộ phận của bơm dầu xem có mắc các hỏng hóc như đã đề cập bên trên không. Sau đó, tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng.

Bước 3: Lắp

Quy trình lắp ngược quy trình tháo.

Lưu ý: Sau khi sửa chữa và tháo lắp bầu lọc, cần đảm bảo độ bóng, độ công của bầu lọc và côn của trục rô-to. Đồng thời, phải đảm bảo độ bóng, khe hở bạc và trục phạm vi cho phép của bạc lót mòn.

4. Hệ thống bôi trơn ô tô cần bảo dưỡng như thế nào?


4.1. Cần bảo dưỡng thường xuyên

+ Kiểm tra mức dầu bằng thước đo dầu trước lúc động cơ khởi động và trên đường đi khi chạy đường dài. Mức dầu nằm trong khoảng 2 vạch giới hạn là được, nếu thiếu phải bổ sung thêm.

+ Chú ý tình trạng của dầu xem có bị bẩn, lỏng, đặc hay có bụi hay không, bằng cách nhỏ một vài giọt dầu lên ngón tay rồi miết hai ngón tay vào nhau.

4.2. Cần bảo dưỡng định kỳ

+ Kiểm tra các thiết bị hệ thống bôi trơn và ống dẫn dầu, nếu có hỏng hóc, cần thiết khắc phục các hư hỏng.

+ Thường xuyên chú ý để xả cặn bẩn khỏi bầu lọc dầu và kiểm tra mức dầu cacte động cơ, nếu thiếu đổ thêm dầu.

+ Định kỳ cần thay dầu cacte động cơ, thay phần tử lọc ở bầu lọc, vệ sinh rửa sạch bầu lọc ly tâm.

+ Kiểm tra độ kín các chỗ nối của hệ thống và sự bắt chặt các khí cụ, nếu cần thiết khắc phục những hư hỏng.

+ Thay dầu cacte động cơ định kỳ 2000 - 3000 km chạy, đồng thời thay phần tử lọc dầu.

Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn ô tô thường xuyên và định kỳ

+ Khi xả dầu, phát hiện thấy hệ thống bị cáu bẩn, quá đen và có nhiều tạp chất, cần phải rửa sạch hệ thống. Khi đó, đổ dầu rửa vào hộp cacte tới vạch dưới mức của thước đo dầu, khởi động động cơ và cho xe chạy chậm khoảng 2 - 3 phút, sau đó mở các nút xả để tháo hết dầu rửa.

+ Bơm dầu không cần thiết bảo dưỡng trong điều kiện vận hành bình thường. Tuy nhiên, nếu kiểm tra phát hiện bị mòn, bơm không giữ được áp suất, quý khách cần tháo bơm để kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế.

+ Van an toàn cần được điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế nếu hoạt động không tốt, lỏng lẻo.

+ Các thiết bị chỉ báo áp lực không cần thiết bảo dưỡng. Tuy nhiên, nếu kiểm tra phát hiện hư hỏng, cần sửa chữa và thay thế.

>>> Xem thêm: Hệ thống làm mát ô tô: Cấu tạo, Công dụng, Nguyên lý làm việc

5. Kết luận


Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc của quý khách về các dấu hiệu hỏng hóc mà hệ thống bôi trơn ô tô thường gặp phải; cách tháo lắp, kiểm tra cũng như sửa chữa cho từng hỏng hóc xảy ra với bơm dầu, bầu lọc dầu, két làm mát dầu của hệ thống bôi trơn…

Cảm ơn quý khách đã quan tâm và theo dõi. Chúc quý khách một ngày tốt lành.

Hà Thành Garage chuyên bảo dưỡng, sửa chữa ô tô uy tín, chất lượng, luôn đồng hành cùng quý khách!

>>> Liên hệ tư vấn: Dịch vụ bảo dưỡng ô tô định kỳ tại Hà Thành Garage

HÀ THÀNH GARAGE - HỆ THỐNG SỬA CHỮA & CHĂM SÓC Ô TÔ CAO CẤP

Kênh liên hệ Hà Thành Garage

Giờ mở cửa: 8.00 - 17.30 (Thứ 2 - Chủ nhật)

Hệ thống chi nhánh: Danh sách chi nhánh toàn quốc

Tags
Bình luận
0/5
Bình chọn