Động cơ boxer là gì? Ưu & nhược điểm trong quá trình vận hành

Một trong những công nghệ cốt lõi làm nên tên tuổi của thương hiệu xe Subaru và được Posche tin tưởng là động cơ boxer. Đây là một loại động cơ vô cùng ưu việt và có vai trò quan trọng, được ví như trái tim của mọi chiếc xe. Bài viết dưới đây Hà Thành Garage sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về loại động cơ này cũng như ưu, nhược điểm của nó.


Cái tên boxer được lấy cảm hứng từ môn thể thao nổi tiếng Boxing bởi cách thức hoạt động của loại động cơ này tương tự như cách mà một võ sĩ đánh boxing ra đòn.

Về cơ bản, động cơ boxer còn được gọi là động cơ dạng phẳng. Sở dĩ như vậy vì các kiểu xi lanh của boxer cùng được bố trí trên một mặt phẳng, song song với mặt đất. Đây cũng chính là điểm khác biệt của boxer so với các loại động cơ thông thường khác trên thị trường.

Động cơ boxer

Boxer được xem là một loại động cơ đốt trong, có thể sử dụng xăng hoặc dầu để làm nhiên liệu. Loại động cơ này cũng tận dụng chính những phản lực khi đốt cháy nhiên liệu để tự cân bằng mà không cần sử dụng thêm bất kỳ chi tiết nào để làm đối trọng.


Động cơ boxer được Karl Benz phát minh vào năm 1896. Ông đồng thời là người sáng lập của thương hiệu xe hạng sang Mercedes - Benz. Sau khi phát minh, Karl đã gọi mô hình động cơ mới này là “Contra Engine”, mang ý nghĩa chỉ động cơ có hai piston di chuyển ngược chiều với nhau.

Lịch sử hình thành động cơ boxer

Ngày nay, động cơ boxer được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực như: Hàng không, sản xuất mô tô, ô tô. Tới thời điểm hiện tại, có duy nhất 2 hãng xe là Subaru và Porsche sử dụng động cơ này để trang bị cho các mẫu xe thương mại của mình.


Nguyên lý hoạt động của động cơ boxer cũng tương tự như các loại động cơ đốt trong ô tô nói chung, bao gồm 4 thì cơ bản: Nạp - nén - nổ - xả. Tuy nhiên, vì có kết cấu nằm ngang, đối xứng nên boxer có cơ chế chuyển động trực tiếp và tối giản hơn, không quá phức tạp như các loại động cơ khác.

Nguyên lý hoạt động của động cơ boxer

Cụ thể: Các piston sẽ di chuyển theo hướng tịnh tiến và ngược chiều nhau để tạo nên một lực đẩy truyền đến trục khuỷu. Nhờ lực tác động này khiến trục khuỷu chuyển động quay tròn.


Mỗi loại động cơ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và tất nhiên boxer cũng không phải là ngoại lệ. Cụ thể, loại động cơ này có những ưu điểm vượt trội như:

4.1. Giảm rung

Việc sử dụng nguyên lý đặt các xilanh đối đỉnh với nhau sẽ tạo ra lực tác động lên trục khủy khi một trong các động cơ đốt cháy nhiên liệu. Xilanh còn lại sẽ chịu trách nhiệm cân bằng động cơ, giảm tối thiểu những rung lắc tác động lên thân xe.

Ưu điểm của động cơ boxer

4.2. Động cơ boxer giúp giảm ồn

Động cơ boxer sở hữu khả năng tự cân bằng các dao động phát sinh trong quá trình vận hành. Khi đó, các khối động cơ có thể vận hành một cách êm ái nhất. Do vậy, bên cạnh giảm rung hiệu quả thì khả năng giảm ồn của boxer cũng vô cũng nổi bật.

4.3. Trọng tâm có thể hạ thấp

Với kết cấu nằm ngang, động cơ boxer sẽ không chiếm nhiều không gian như các loại động cơ được thiết kế nằm đứng. Chính vì vậy, trọng tâm của xe cũng có thể hạ thấp hơn, giúp xe vận hành ổn định kể cả khi ở tốc độ cao.

4.4. Hiệu suất động cơ cao hơn

Boxer có cấu tạo dạng phẳng, hoạt động theo phương nằm ngang. Chính vì vậy, có thể dễ dàng đặt loại động cơ này thẳng hàng với trục dẫn và hộp số. Điều này sẽ giúp cho lực sinh ra từ những chuyển động của piston đến trục khuỷu --> hộp số --> bánh xe một cách trực tiếp, ít qua trung gian hơn. Đây cũng là lý do động cơ boxer có hiệu suất cao hơn.

4.5. Tuổi thọ cao hơn

Khi động cơ boxer hoạt động, hai dãy piston sẽ tạo ra lực dao động ngược chiều nhau sau đó tự triệt tiêu nhau. Do vậy, động cơ này thường hoạt động êm ái, giảm rung, giảm ồn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tuổi thọ sẽ được nâng cao hơn.

Động cơ boxer có tuổi thọ cao hơn

Tuy có rất nhiều ưu điểm trong việc hỗ trợ quá trình vận hành của xe ô tô. Tuy nhiên, những động cơ này vẫn tồn tại những nhược điểm như:

Thứ nhất: Động cơ được thiết kế theo dạng chữ H, nghĩa là khối động cơ nằm xẹp xuống phía dưới. Vì vậy, việc đặt khối động cơ vào trong khoang máy hoặc khi sửa chữa, bảo dưỡng cũng gây ra những khó khăn, đòi hỏi xe phải có kết cấu khung gầm khác biệt.

Thứ hai: Chỉ có 4 hoặc 6 xilanh những loại sử dụng 2 dàn đầu xilanh. Điều này đã kéo theo việc nguyên vật liệu sản xuất cần tăng thêm.

Thứ ba: Chi phí sản xuất động cơ boxer thường cao hơn các loại động cơ I ở trên thị trường. Bởi nhà sản xuất cần đáp ứng được 2 yêu cầu: Vừa nhỏ gọn để có thể lắp đặt dễ dàng loại vừa cần có công suất cao để giúp xe hoạt động tốt.


Trên đây là những chia sẻ của Hà Thành Garage về động cơ boxer và những ưu, nhược điểm của loại động cơ này.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hay có sự cố, trục trặc xe cần được cứu hộ ngay, quý khách vui lòng gọi điện đến Hotline 0568.05.05.05 (phục vụ và miễn phí cứu hộ 24/24) để được hỗ trợ kịp thời nhất có thể!

Cảm ơn quý khách đã quan tâm và theo dõi. Chúc quý khách lái xe an toàn!

Hà Thành Garage chuyên bảo dưỡng, sửa chữa ô tô uy tín, chất lượng, luôn đồng hành cùng quý khách!

HÀ THÀNH GARAGE - HỆ THỐNG SỬA CHỮA & CHĂM SÓC Ô TÔ CAO CẤP

Kênh liên hệ Hà Thành Garage

Giờ mở cửa: 8.00 - 17.30 (Thứ 2 - Chủ nhật)

Hệ thống chi nhánh toàn quốc: Xem danh sách

Tags
Bình luận
0/5
Bình chọn