Dịp Tết đến, việc di chuyển bằng ô tô đi chúc Tết, thăm hỏi họ hàng diễn ra thường xuyên, đồng thời, tâm lý chủ quan khiến cho mất an toàn giao thông và những vụ tai nạn tăng vọt. Vì vậy khi tham gia giao thông, chủ xế nên chú ý tránh các lỗi dưới đây, để tránh bị mất tiền những ngày đầu năm và đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình.
Bài viết này Hà Thành Garage chia sẻ 6 điều chủ xe nên hạn chế làm trong dịp Tết để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
1. Uống rượu bia khi lái xe
Ngày Tết, việc xum họp gia đình, bạn bè khó tránh việc "chén ra chén vào". Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, tài xế không được phép lái xe khi đã sử dụng chất cồn. Dù có uống ít hay nhiều, bạn cũng không nên chủ quan, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với người lái xe ô tô có nồng độ cồn:
+ Phạt tiền 2 - 3 triệu đồng nếu có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 - 3 tháng.
+ Phạt tiền 7 - 8 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 3 - 5 tháng.
+ Phạt tiền 16 - 18 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 4 - 6 tháng.
Mức phạt quá nồng độ cồn khi lái xe (ảnh minh họa)
2. Chạy quá tốc độ
Lỗi chạy quá tốc độ cũng hay bị các chủ xế vi phạm khi tham gia giao thông. Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt xe ô tô chạy quá tốc độ được quy định như sau:
-
Chạy quá tốc độ từ 5-10km/h bị phạt 800-1 triệu đồng.
-
Chạy quá tốc độ từ 10-20km/h bị phạt 3-5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe (GPLX) 1-3 tháng.
-
Chạy quá tốc độ từ 20-35km/h bị phạt 6-8 triệu đồng, tước GPLX 2-4 tháng
-
Chạy quá tốc độ từ 35km/h trở lên bị phạt 10-12 triệu đồng, tước GPLX 2-4 tháng.
Mức phạt chạy quá tốc độ (ảnh minh họa)
3. Vượt đèn đỏ
Việc mất tập trung và vượt đèn đỏ xảy ra rất thường xuyên trong ngày Tết. Đặc biệt, ở những khúc đường vắng trong ngày Tết, tâm lý chủ quan gây nên những hậu quả đáng tiếc.
Mức phạt ô tô vượt đèn đỏ được quy định theo Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt 3-5 triệu đồng khi vượt đèn đỏ, đèn vàng và tước Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Mức phạt lỗi ô tô vượt đèn đỏ (ảnh minh họa)
4. Sử dụng điện thoại di động
Việc vừa sử dụng điện thoại di động vừa lái xe ô tô rất phổ biến trong dịp Tết. Việc sử dụng điện thoại trong lúc lái xe gây mất tập trung khi lái, gây nguy hiểm khi gặp các tình huống bất ngờ. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông.
Lỗi sử dụng điện thoại khi đang lái xe sẽ bị xử phạt hành chính từ 1-2 triệu đồng.
5. Không thắt dây an toàn
Dây an toàn có vai trò bảo vệ người ngồi trên xe ô tô trong các trường hợp xấu xảy ra. Việc không thắt dây an toàn gây nguy hiểm cho người lái xe và người ngồi trên xe.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường hoặc chở người trên xe không thắt dây an toàn khi đang chạy sẽ bị phạt từ 800.000-1.000.000 đồng/người.
Thắt dây an toàn (Ảnh minh họa)
6. Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường
Trong dip Tết, với tâm lý chủ quan và thiếu tập trung trong khi lái, chủ xế thường mắc phải những lỗi như không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường,... Những lỗi nhỏ này thường sẽ bị phạt từ 200-400 nghìn đồng.
7. Kết luận
Qua bài viết này, Hà Thành Garage hy vọng mỗi chủ xe sẽ ý thức hơn trong việc lái xe dịp Tết để giữ an toàn cho bản thân, người thân gia đình và tất cả mọi người tham gia giao thông. Cảm ơn các bạn độc giả đã theo dõi bài viết, Hà Thành Garage kính chúc tất cả mọi người thật nhiều sức khỏe và luôn an toàn trên mọi chuyến đi.
Tham khảo bài viết liên quan