Khi Nào Nạp Ga Điều Hòa Ô Tô & Chi Phí Bao Nhiêu?

Nạp ga điều hòa ô tô chỉ khi nào gas điều hòa ô tô có dấu hiệu bị rò rỉ. Vậy có những dấu hiệu nào để biết gas điều hòa ô tô đang bị rò rỉ? Rò rỉ nguyên nhân do đâu, tại bộ phận nào? Và trên thị trường hiện nay đang có những loại gas điều hòa nào, ưu điểm, nhược điểm của từng loại này là gì? Loại nào là tốt nhất?... Tất cả sẽ được Hà Thành Garage giải đáp trong bài viết ngay dưới đây!

Bao lâu thì nạp ga điều hòa ô tô?

1. Khi nào cần nạp ga điều hòa ô tô?


Nạp ga điều hòa ô tô thời gian định kỳ thường xuyên bao lâu một lần?

1.1. Thời gian nạp gas ô tô định kỳ

Đối với gas điều hòa ô tô, không có thời gian chính xác cho việc khi nào cần nạp ga điều hòa cho ô tô. Thường gas điều hòa ô tô không cần thay định kỳ. Nếu hệ thống điều hòa hoạt động bình thường, thì gas điều hòa thường không bị thất thoát. 

Tuy nhiên, để đảm bảo hệ thống làm mát của ô tô hoạt động hiệu quả, bạn cần thường xuyên bảo dưỡng hệ thống điều hòa ô tô, kiểm tra và vệ sinh định kỳ, kiểm tra xem lượng gas điều hòa ô tô có bị hao hụt không, hay các bộ phận khác như lọc gió điều hòa, dàn nóng, dàn lạnh điều hòa ô tô có bám bụi không.

Nếu bình gas của hệ thống điều hòa ô tô bị hao hụt, hoặc cạn kiệt, bạn cần đưa xe đến các trung tâm hay gara sửa chữa để nhân viên kỹ thuật hỗ trợ thay mới. Theo các chuyên gia khuyến cáo, thời gian nên vệ sinh và kiểm tra gas diều hòa ô tô là định kỳ 1 năm hoặc sau 20.000 - 30.000 km chạy.

Lưu ý: Việc thay gas điều hòa ô tô cần thực hiện bởi người có kỹ thuật, bạn không nên tự thực hiện tại nhà nếu không nắm rõ kỹ thuật, quy trình thay gas điều hòa ô tô.

1.2. Dấu hiệu cho thấy gas điều hòa ô tô bị rò rỉ

Như đã đề cập ở trên, nếu hệ thống điều hòa hoạt động bình thường, thì gas điều hòa thường không bị thất thoát. Tuy nhiên, nếu bạn thấy xe của mình gặp phải một số dấu hiệu dưới đây, có thể bình hoặc đường ống gas điều hòa ô tô đang có vấn đề:

  • Đèn báo trên bảng taplo sẽ nháy sáng, đây là dấu hiệu điều hòa ô tô đang bị thiếu gas (chỉ có ở một số dòng xe có tích hợp tính năng cảm biến cảnh báo tình trạng thiếu gas).

  • Xe bị kém lạnh.

  • Làm lạnh chậm, không mát…

  • Khi bật ở mức nhiệt thấp nhưng giàn lạnh không tỏa ra hơi mát hoặc có nhưng rất yếu, giàn nóng cũng không có hơi nóng tỏa ra.

  • Xuất hiện hiện tượng đóng tuyết tại mối nối giữa ống đồng với dàn nóng.

2. Nguyên nhân rò rỉ gas điều hòa ô tô và cách kiểm tra ga điều hòa ô tô?


Sau đây là nguyên nhân và hướng dẫn cho trường hợp gas điều hòa ô tô bị rò rỉ:

2.1. Đường ống điều hoà xe bị rò rỉ

Đường ống điều hòa ô tô thường được làm bằng cao su. Chính vì vậy, quá trình sử dụng lâu ngày có thể khiến bộ phận này bị rò rỉ.

Để kiểm tra đường ống điều hòa ô tô có bị rò rỉ hay không, có 2 cách:

Sử dụng bọt xà phòng

Sử dụng xà phòng kiểm tra chỗ rò rỉ, nếu xà phòng ô tô xủi bọt, phồng bong bóng, chứng tỏ chỗ đó khí gas điều hòa đã bị rò rỉ.

Tại các đầu mối nối đường ống điều hòa ô tô với bình gas thường hay bị rò rỉ. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý và kiểm tra kỹ chỗ này.

Sử dụng máy dò gas lạnh bị rỉ

Hiện nay đã có các loại máy, thiết bị phát hiện gas lạnh rò rỉ. Với công cụ hỗ trợ này người ta có thể kiểm tra phát hiện xe bị rò gas một cách nhanh chóng và chính xác.

Đường ống điều hoà xe bị rò rỉĐường ống điều hoà xe bị rò rỉ

Ngoài ra, một số lỗi sau đây có thể xảy ra khiến hiệu quả làm mát điều hòa ô tô bị sụt giảm không xuất phát từ việc rò rỉ gas điều hòa ô tô:

2.2. Đường ống dàn nóng bị tắc nghẽn

Dàn nóng điều hoà ô tô thường nằm ở phía trước quạt gió động cơ và két làm mát. Do đó, khi dàn nóng bị bám quá nhiều bụi bẩn sẽ làm giảm khả năng tản nhiệt của dàn nóng.

>>> Xem thêm: Điều hòa ô tô có mùi hôi xử lý như thế nào?

2.3. Máy nén không hoạt động hoặc hoạt động bất thường

Có rất nhiều nguyên nhân khiến máy nén không hoạt động hoặc hoạt động bất thường ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát điều hòa ô tô bị sụt giảm:

  • Gas điều hòa kém chất lượng

  • Thường xuyên làm việc quá tải

  • Thiếu dầu

  • Máy nén không được làm mát tốt

  • Ly hợp đầu máy nén bị trượt

  • Bi đầu lốc bị hư, hỏng

  • Hệ thống điều hòa không được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên.

>>> Tham khảo thêm: Điều hòa ô tô và 3 dấu hiệu cần được bảo dưỡng ngay lập tức

Máy nén không hoạt động hoặc hoạt động bất thườngMáy nén không hoạt động hoặc hoạt động bất thường

3. Hướng dẫn nạp ga điều hòa ô tô và những lưu ý khi nạp


Để nạp ga điều hòa ô tô, bạn cần sự hỗ trợ của một số dụng cụ kỹ thuật chuyên dùng như đồng hồ nạp ga điều hòa ô tô, máy bơm chân không.

Quy trình nạp ga điều hòa cho ô tô gồm 10 bước:

Bước 1: Hút chân không trong hệ thống

Hút chân không trong hệ thống là một bước vô cùng quan trọng, giúp đẩy hết không khí, độ ẩm và gas cũ ra ngoài, tránh hiện tương nạp gas cũ lẫn gas mới và hơi ẩm, gián tiếp làm giản chất lượng gas làm mát.

Để hút chân không, bạn cần sự hỗ trợ của máy bơm chân không. Đồng thời, trong quá trình hút chân không cần duy trì áp suất chân không ở 750mmHg.

Nếu đồng hồ bên thấp áp không đạt 750mmHg, rất có thể hệ thống điều hòa ô ô đã bị rò rỉ khí gas, khi đó, cần đưa đến trung tâm hoặc garage sửa chữa để nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra và xử lý chỗ rò rỉ.

Bước 2: Mở van xả của bình chứa ga

Bước 3: Vặn khớp nối trên bình với khớp nối ống nạp ga

Bước 4: Làm sạch ống nạp ga

Mở đường van thấp áp trên đồng hồ cho tới khi nghe tiếng gas lạnh xì ra, sau đó từ từ nới lỏng khớp nối và nối ống nạp với bộ van của đồng hồ đo áp suất.

Lưu ý: Khi gas lạnh xì ra ngoài, bạn ngay lập tức cần siết chặt lại các khớp nối để ngăn không khí và độ ẩm bên ngoài vào hệ thống.

Bước 5: Xác định vị trí của van xả thấp áp hệ thống lạnh và nối với đường ống áp suất thấp của đồng hồ đo

Van xả thấp áp hệ thống lạnh thường được đặt ở vị trí gần bộ lọc không khí ẩm.

Bước 6: Khởi động động cơ, mở điều hòa ở chế độ cao

Bước 7: Trên đồng hồ đo, mở van thấp áp cho đến khi gas lạnh đi hết qua ống nạp

Bước 8: Giữ cho bình môi chất lạnh tại vị trí thẳng đứng

Để tránh tình trạng gas lỏng đi vào hệ thống làm hỏng máy nén khí, hãy giữ cho bình môi chất lạnh ở tư thế thẳng đứng khi cho hơi gas vào hệ thống lạnh. Đồng thời, quan sát trị giá của áp suất trên 2 đồng hồ để đừng nạp quá nhiều gas lạnh và cũng để biết khi nào gas đủ để ngừng nạp.

Bước 9: Tháo dụng cụ nạp ga lạnh của điều hòa

Khi nạp gas xong, vặn chặt các van trên đồng hồ đo và bình chứa, đồng thời tháo khớp nối ống nạp trên bình chứa và đồng hồ đo. Kiểm tra thêm van xả thấp áp/ cao áp có rò rỉ gas không. Sau đó, thay thế nắp nhựa trên các van xả.

Bước 10: Kiểm tra không khí đi ra từ họng gió trên xe

Kiểm tra xe lượng gas đã được nạp đủ hay chưa. Nếu có gió lạnh đi ra như yêu cầu thì việc nạp gas đã hoàn thành, ngược lại, nếu không thấy gió lạnh đi ra, có thể gas chưa được nạp đầy, hoặc một bộ phận nào đó của điều hòa đã bị hỏng.

4. Nạp ga điều hòa ô tô bao nhiêu tiền?


Bảng báo giá nạp gas điều hòa ô tô tại Hà Thành Garage

Bảng giá nạp gas điều hòa ô tô tại Hà Thành Garage

5. Các loại ga điều hòa ô tô, ưu và nhược điểm của từng loại


Gas ô tô có 3 loại chính là R22, R32 và R410A. Mỗi loại gas lại có đặc tính riêng biệt và hiệu suất làm lạnh khác nhau.

5.1. Gas R22

Ưu điểm: Gas R22 được nhiều người ưa chuộng bởi ưu điểm dễ bảo trì khi muốn nạp thêm gas, không độc, không gây cháy nổ, giá cả tương đối rẻ.

Nhược điểm: Tuy nhiên, Gas R22 gây nguy hại đến tầng ozone. Bên cạnh đó, gas R22 không độc nhưng trong trường hợp nồng độ gas trong không khí quá cao, cũng có thể gây khó thở cho người sử dụng.

Gas R22

5.2. Gas R410A

Ưu điểm

Gas R410A có 3 ưu điểm sau đây:

  • Năng suất làm lạnh cao hơn gas R22, gấp 1.6 lần.

  • Hơi lạnh sâu hơn.

  • Bảo vệ môi trường, đồng thời tiết kiệm năng lượng hơn.

Nhược điểm

Tuy có khá nhiều ưu điểm so với R22, nhưng gas R410A lại có mật độ bay hơi cao hơn so với mật độ không khí. Do đó, rất dễ xảy ra hiện tượng nhẹ thì thiếu oxy, nặng thì tạo thành khí độc nếu tiếp xúc với lửa, nguy hiểm cho người sử dụng.

  • Khó bảo trì, khó nạp gas vào hơn R22

  • Giá thành thường cao so với các loại gas khác.

Gas R410A

5.3. Gas R32

Ưu điểm

Gas R32 đạt tiêu chuẩn khí thải GWP là 550, thấp hơn nhiều lần so với loại gas R410A là 1980.

Gas R32 giúp giảm lượng khí thải lên đến 75%, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, hạn chế sự gia tăng nhiệt dẫn đến hiệu ứng nhà kính và tổn hại đến tầng ozone.

Thời gian làm lạnh nhanh, mạnh mẽ hơn R22 và R410A nên tiết kiệm năng lượng hơn.

Có thể dùng chung với các thiết bị lắp đặt, chỉ cần thay đồng hồ sạc gas và dây nạp gas là được mà không cần thay thế.

 Gas R32 - Nạp ga điều hòa ô tô

6. Kết luận


Trên đây là toàn bộ nội dung về nạp ga điều hòa ô tô: Dấu hiệu cần nạp ga điều hòa cho ô tô; cách kiểm tra đường ống điều hòa ô tô bị rò rỉ; cách nạp ga điều hòa ô tô và những điều cần lưu ý; các loại ga điều hòa ô tô trên thị trường hiện nay, ưu và nhược điểm của từng loại…

Quy trình thay gas điều hòa ô tô rất phức tạp, gồm nhiều bước và đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Chính vì vậy, để công tác thay, nạp, bơm gas điều hòa ô tô được đảm bảo, đồng thời đảm bảo chất lượng khí gas sau khi thay, không lẫn nước, tạp chất thì tốt nhất bạn nên đưa xe đến các trung tâm, garage sửa chữa để các kỹ thuật viên có thể kiểm tra, xác định đúng nguyên nhân và tiến hành sửa chữa.

Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng điều hòa ô tô là một việc hết sức quan trọng, đảm bảo chất lượng không khí điều hòa trong ô tô an toàn cho sức khỏe của người dùng.

Chính vì vậy, bên cạnh việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra hiệu quả hoạt động của khí gas điều hòa nói riêng và hệ thống làm mát ô tô nói chung để phát hiện hỏng hóc, thì việc bảo dưỡng điều hòa xe ô tô định kỳ cũng rất cần thiết, để kịp thời phát hiện những “bệnh ẩn” của của hệ thống điều hòa và cả của xe, đồng thời, “tăng cường thể lực” cho xế yêu của bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi. Chúc bạn một ngày tốt lành!

>>> Liên hệ tư vấn: Bảo dưỡng & sửa chữa điều hòa ô tô tại Hà Thành Garage

Tags
Bình luận
0/5
Bình chọn