Bảo dưỡng cấp 1 hay bảo dưỡng mốc 5.000 km là cấp bảo dưỡng đầu tiên, cơ bản nhất nhưng cũng quan trọng nhất trong hành trình chăm sóc xe. Hãy cùng Hà Thành Garage tìm hiểu kỹ hơn về cấp bảo dưỡng này trong bài viết dưới đây.
Chu kỳ bảo dưỡng xe ô tô
1. Bảo dưỡng cấp 1 là gì?
Bảo dưỡng ô tô được chia thành nhiều cấp độ khác nhau dựa theo số kilomet mà xe đã vận hành. Một chu trình bảo dưỡng ô tô gồm 4 cấp tương ứng với 4 mốc là: 5.000 km (cấp 1) - 10.000 km (cấp 2) - 20.000 km (cấp 3) - 40.000 km (cấp 4). Sau đó quy trình được lặp lại với những số kilomet lớn hơn.
Bảo dưỡng cấp 1 là cấp cơ bản nhất trong danh mục bảo dưỡng ô tô các cấp, được thực hiện khi xe chạy được 5.000 km - 15.000 km - 25.000 km - 35.000 km... Đối với xe mới do chủ xế có thể quên hoặc không để ý đã bỏ qua lần bảo dưỡng đầu, và đó là sai lầm lớn chủ xe cần phải cân nhắc.
Đối với cấp độ này, kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra lần lượt các bộ phận trên xe nhằm sớm phát hiện những vấn đề mà xe đang gặp phải để kịp thời sửa chữa.
>>>Tham khảo: Bảo dưỡng ô tô các cấp, đầy đủ hạng mục từ A-Z
2. Chi tiết các hạng mục bảo dưỡng cấp 1
Phụ thuộc vào tình trạng - loại xe - kiểu xe mà kỹ thuật viên sẽ quyết định sẽ kiểm tra hay thay thế các chi tiết xe. Ở mức bảo dưỡng cấp 1 thường phải thực hiện kiểm tra cả bên trong lẫn bên ngoài xe từ hệ thống đèn cảnh báo trên bảng taplo, hệ thống lạnh và âm thanh, hoạt động của cần số, phanh tay cho đến hoạt động của bộ phun nước, công tắc đèn trần...
Cụ thể, tại Hà Thành Garage, bảo dưỡng cấp 1 sẽ được thực hiện chi tiết với từng danh mục như hình dưới đây:
Danh mục bảo dưỡng ô tô cấp 1 tại Hà Thành Garage
2.1. Một số hạng mục quan trọng trong bảo dưỡng cấp 1
Trong số các hạng mục bảo dưỡng phía trên sẽ có một vài hạng mục cần đặc biệt chú ý, dưới đây là danh sách một số hạng mục cần để ý trong quá trình bảo dưỡng ô tô cấp 1:
Kiểm tra dầu máy: Dầu trợ lực lái, dầu bơm hơi, dầu hộp số, dầu máy, dầu cầu, dầu bơm cao áp… xem số dầu còn ở trong xe có bị đóng cặn, bị lẫn tạp chất hay không. Đối với tình trạng dầu đã quá bẩn, đóng cặn và lẫn tạp chất thì cần thay thế bằng dầu mới.
Kiểm tra và vệ sinh cốc lọc, ruột lọc và bầu lọc khí có thể bị đóng cặn. Các ống dẫn chất lỏng của xe cũng cần được kiểm tra nhằm giúp phát hiện vết rò rỉ sớm, phòng tránh trường hợp chất lỏng bị rò rỉ quá nhiều dẫn đến cạn kiệt.
Các vú mỡ ở trục chữ thập tay lái, các khớp quả táo hoặc ổ bi sẽ được bơm mỡ để hoạt động trơn chu hơn. Toàn bộ nắp che, phớt, gioăng nếu bị hư hỏng hoặc dầu mỡ bị tràn ra thì chủ xe hãy thay mới hoặc khắc phục lỗi ngay.
Kiểm tra các đai truyền của máy phát điện để đảm bảo độ căng.
Kiểm tra ống dẫn khí của hệ thống điều hòa và các cánh quạt gió, làm vệ sinh nếu quá bẩn.
Kiểm tra các chi tiết của xe như bu lông, đai ốc của nắp capo, giảm xóc, hệ thống dẫn hướng... Nếu các chốt đã bị mòn và quá lỏng lẻo thì cần phải được thay mới ngay.
Kiểm tra và xiết chặt bu lông, đai ốc có nhiệm vụ giữ các bộ phận quan trọng như hộp số, hai cầu, máy...
Kiểm tra nước làm mát và nước bình điện. Nếu thấy có điều bất ổn thì cần bổ sung, thay thế.
Kiểm tra máy phát điện, công tắc khởi động, rơ le… và điều chỉnh chế độ làm việc. Nếu xảy ra bất kì hư hỏng nào thì cần thay mới ngay.
Kiểm tra và điều chỉnh hệ thống phanh, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cần gạt nước,...
3. Bảo dưỡng ô tô cấp 1 ở đâu uy tín, chất lượng?
Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ bảo dưỡng ô tô. Chủ xe thường sẽ nghĩ đến 2 lựa chọn cho việc bảo dưỡng xế yêu: Hoặc là bảo dưỡng trong hãng, hoặc là bảo dưỡng ở garage ngoài. Chi tiết ưu, nhược điểm của hai loại hình này bạn có thể tham khảo ở phần sau của bài viết này.
Về tổng quan, nếu bảo dưỡng trong hãng bạn sẽ không cần lo nghĩ nhiều vì chất lượng chắc chắn sẽ được đảm bảo hơn. Còn với garage ngoài, bạn chỉ nên mang xế yêu mình đi bảo dưỡng ở những nơi thực sự uy tín, thực sự chất lượng, nơi bạn có thể gửi gắm trọn vẹn niềm tin của mình.
Tại sao chúng tôi nói vậy? Bởi vì hiện nay có rất nhiều garage bảo dưỡng, sửa chữa ô tô có chất lượng dịch vụ không tương xứng với chi phí bạn bỏ ra.
Vậy nếu bạn muốn bảo dưỡng ô tô của mình ở garage ngoài, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt thì nên đến garage nào?
3.1. Hà Thành Garage - Chuỗi Garage ô tô đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu
Hà Thành Garage tự tin khẳng định mình là nơi khách hàng có thể tin tưởng và gửi gắm xế yêu của mình. Với hơn 8 năm hoạt động trong lĩnh vực bảo dưỡng và chăm sóc ô tô, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và sử dụng dịch vụ bảo dưỡng ô tô định kỳ tại đây.
Hà Thành Garage với hơn 20 chi nhánh trên toàn quốc được rất nhiều khách hàng tin tưởng và có phản hồi tích cực về chất lượng dịch vụ cũng như trải nghiệm tại Hà Thành.
Chúng tôi tự tin bởi không chỉ sở hữu cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại mà còn có những kỹ thuật viên với tay nghề cao, giàu kinh nghiệm chắc chắn sẽ "khám" và "chữa" bệnh triệt để cho xế yêu của bạn.
3.2. Quy trình dịch vụ tại Hà Thành Garage
Bước 1: Tiếp nhận xe và lập hồ sơ khách hàng.
Bước 2: Kiểm tra, đánh giá qua tình trạng xe và tiếp nhận yêu cầu của khách hàng.
Bước 3: Tư vấn dịch vụ và lập báo giá gửi khách hàng.
Bước 4: Lập lệnh sửa chữa và chuyển xuống kỹ thuật viên.
Bước 5: Kỹ thuật viên tiến hành bảo dưỡng xe, nếu có phát sinh sẽ báo lại và xin ý kiến của khách hàng.
Bước 6: Kiểm tra chất lượng dịch vụ sau bảo dưỡng và chạy thử.
Bước 7: Chuyên viên kiểm tra xe lần cuối trước khi giao xe cho khách.
Bước 8: Thanh toán.
Bước 9: Giao xe cho khách.
Bước 10: Chăm sóc khách hàng sau dịch vụ.
Bước 11: Chương trình hậu mãi.
3.3. Bảng giá bảo dưỡng ô tô cấp 1 tại Hà Thành Garage
Đối với mỗi dòng xe, Hà Thành Garage áp dụng một mức phí riêng khi bảo dưỡng cấp 1. Cụ thể như hình dưới đây:
Bảng giá bảo dưỡng cấp 1 tham khảo
Lưu ý: Bảng giá trên chưa bao gồm chi phí thay thế nếu phát sinh. Để nhận báo giá chính xác nhất theo xe và tình trạng xe, hãy liên hệ đến hotline 0568 05 0505.
3.4. Cam kết của Hà Thành Garage
Bạn hoàn toàn yên tâm khi mang xe của mình tới Hà Thành Garage để chăm sóc và bảo dưỡng cấp 1. Chúng tôi cam kết:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại: Hà Thành Garage đầu tư trang thiết bị cùng cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tối đa cho các vấn đề kỹ thuật như đo lường, kiểm tra và chẩn đoán đúng bệnh của xe.
Thiết bị, phụ tùng thay thế đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đầy đủ chế độ bảo hành.
Quy trình bảo dưỡng chuẩn hãng: Quy trình bảo dưỡng tại Hà Thành Garage đảm bảo theo đúng chuẩn của hãng xe cần bảo dưỡng. Trước khi tiến hành bảo dưỡng, bạn sẽ được cố vấn dịch vụ thông báo một cách chi tiết nhất về các hạng mục cần bảo dưỡng và thay thế.
Các hạng mục này sẽ được linh động theo hiện trạng thực tế của xe, khi nào cần thiết thì các kỹ thuật viên mới tư vấn cho bạn thay thế, nếu không thì có thể sửa chữa để tiết kiệm tối đa chi phí cho bạn mà xe vẫn hoạt động tốt nhất.
Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản: Đội ngũ kỹ thuật viên tại Hà Thành Garage đảm bảo được trang bị kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm dày dặn, được đào tạo bài bản và kỹ lưỡng, thao tác thuần thục, nhanh chóng và chính xác, dễ dàng nắm bắt được bệnh của xe.
Dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, phòng chờ 5 sao đầy đủ tiện ích: Đội ngũ chăm sóc khách hàng tại Hà Thành Garage luôn được đánh giá là chuyên nghiệp, nhiệt tình và vui vẻ. Các khách hàng khi đến đây luôn cảm thấy thoải mái nhất có thể.
4. Câu hỏi của khách hàng
4.1. Bảo dưỡng ô tô cấp 1 tại Hà Thành Garage mất bao lâu?
Bảo dưỡng ô tô cấp 1 là cấp cơ bản nhất trong chu trình bảo dưỡng định kỳ của xe, với những công việc chủ yếu chỉ là kiểm tra và vệ sinh cơ bản, không có quá nhiều công việc thay thế phụ tùng, hóa chất. Vì vậy thời gian dự kiến cho bảo dưỡng cấp 1 sẽ chỉ rơi vào khoảng 40 - 45 phút tùy vào từng loại xe, tình trạng thực tế của xe tại thời điểm garage tiếp nhận và phát sinh trong quá trình bảo dưỡng.
4.2. Ô tô mới nên bảo dưỡng ở mốc 5.000 km hay 10.000 km?
Nhiều khách hàng có thắc mắc rằng xe ô tô của họ mới mua, các linh kiện còn rất mới và hoạt động tốt, ít xảy ra hư hỏng thì có nên bảo dưỡng định kỳ chỉ sau 5.000 km chạy không (tức cứ chạy 5.000 km sẽ bảo dưỡng 1 lần)?
Trả lời:
Theo các hãng sản xuất, xe ô tô mới mua có thể bảo dưỡng định kỳ tại mốc 10.000 km (tức cứ chạy 10.000 km sẽ bảo dưỡng 1 lần). Tuy nhiên điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ thực tế cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt nam, xe chạy trong đô thị, tắc đường, dừng đèn đỏ nhiều… sẽ khiến động cơ không đạt được môi trường hoạt động lý tưởng.
Mặt khác sẽ phụ thuộc vào loại xe khách hàng sở hữu. Một số xe có hệ thống máy móc phức tạp hơn sẽ có yêu cầu bảo dưỡng thường xuyên hơn. Phong cách lái xe của từng người cũng ảnh hưởng đến tần suất bảo dưỡng ô tô. Cuối cùng là phụ thuộc vào điều kiện cá nhân mỗi người. Một số người có thể muốn duy trì xe hơi của họ ở trạng thái tốt nhất nên sẽ bảo dưỡng thường xuyên hơn.
Bảo dưỡng cấp 1 ở mốc 5.000 km có ưu điểm:
-
Giúp đảm bảo xe luôn trong tình trạng tốt, giúp bảo vệ và duy trì giá trị của xe.
-
Phát hiện sớm các vấn đề, hỏng hóc nhỏ để kịp thời có phương án xử lý, tránh để vấn đề diễn ra lâu dài gây giảm tuổi thọ cho xe.
-
Xe được bảo dưỡng thường xuyên có xu hướng tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí nhiên liệu.
Tuy nhiên bảo dưỡng cấp 1 mốc 5.000 km có hạn chế là sẽ phải chi trả nhiều hơn cho chi phí bảo dưỡng định kỳ. Mặc dù vậy nếu đánh đổi mức chi phí này so với hiệu suất hoạt động hiệu quả của xe trong lâu dài thì bạn sẽ lựa chọn phương án nào?
Ngược lại so với việc bảo dưỡng mốc 5.000 km, nếu bảo dưỡng ở mốc 10.000 km sẽ được ưu điểm gì?
-
Đầu tiên, việc bảo dưỡng ở mốc 10.000 km sẽ giúp bạn giảm chi phí bảo dưỡng so với mốc 5.000 km.
-
Thứ hai, bảo dưỡng ở mốc 10.000 km sẽ phù hợp hơn cho những người bận rộn, ít có thời gian để bảo dưỡng xe thường xuyên.
Tuy nhiên việc bảo dưỡng ở mốc 10.000 km bạn sẽ phải đối mặt với rủi ro cao về hỏng hóc do không được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. Bên cạnh đó, xe cũng có thể tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn và không hiệu quả như khi được bảo dưỡng định kỳ.
Tóm lại, lựa chọn giữa bảo dưỡng ở mốc 5.000 km hay 10.000 km sẽ phụ thuộc vào từng người dựa trên các yếu tố đã được đề cập phía trên. Tuy nhiên nhiều chuyên gia vẫn khuyến nghị nên bảo dưỡng cấp 1 ở mốc 5.000 km để sớm phát hiện và khắc phục vấn đề tiềm ẩn, đảm bảo an toàn và hiệu suất tốt nhất cho xế yêu.
4.3. Nên bảo dưỡng ô tô trong hãng hay garage ngoài?
Nhiều khách hàng đặt câu hỏi liệu bảo dưỡng ở garage ngoài có được như trong hãng không và ưu, nhược điểm của 2 lựa chọn này là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Bảo dưỡng trong hãng
Ưu điểm:
- Chất lượng dịch vụ và chuyên môn kỹ thuật viên cao.
- Sử dụng linh kiện chính hãng.
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn so với garage ngoài.
- Thời gian chờ đợi cũng lâu hơn so với garage ngoài.
Bảo dưỡng garage ngoài
Ưu điểm:
- Chi phí thấp hơn. Phần lớn garage ngoài cung cấp dịch vụ với giá thấp hơn so với hãng.
- Nhiều sự lựa chọn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều garage bảo dưỡng, sửa chữa ô tô. Chính vì vậy bạn phải tham khảo và lựa chọn nơi đủ tốt, đủ chất lượng để trải nghiệm.
- Thời gian chờ đợi thường ít hơn so với bảo dưỡng trong hãng.
Nhược điểm:
- Chất lượng dịch vụ có thể không đảm bảo. Nhiều garage ngoài không đủ trang thiết bị hay kỹ thuật viên lành nghề có thể dẫn đến chất lượng dịch vụ không đảm bảo.
- Linh kiện có thể không chính hãng ảnh hưởng đến hiệu suất và độ ổn định của xe.
Với những ưu, nhược điểm nêu trên, nhiều người sẽ thường chi nhiều chi phí hơn để đổi lại chất lượng dịch vụ từ trong hãng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ của các garage ô tô, điều quan trọng là đơn vị đó uy tín, kỹ thuật viên có kinh nghiệm để đảm bảo rằng xe của bạn được bảo dưỡng đúng cách.
5. Kết luận
Bảo dưỡng cấp 1 là cấp bảo dưỡng nhỏ nhất nhưng rất quan trọng, là tiền đề cho hoạt động trơn tru - bền bỉ - an toàn về lâu dài. Hà Thành Garage với nhiều năm kinh nghiệm và hệ thống hơn 20 chi nhánh toàn quốc cung cấp dịch vụ bảo dưỡng ô tô định kỳ uy tín.