Phục hồi đèn pha có cần thiết hay không? Khi đi những quãng đường đèo, trong thời tiết sương mù, mưa dày đặc, đèn pha có tác dụng nâng cao tầm nhìn cho người lái. Đèn pha mờ, ố vàng, nút xước giảm khả năng quan sát, gây mát an toàn khi lái.
1. Phục hồi đèn pha xe ô tô là làm gì?
Đèn pha xe ô tô có tác dụng chiếu sáng, đặc biệt thời tiết sương mù và tối, giúp đảm bảo tầm quan sát và an toàn cho người lái .Tuy vậy đèn pha sau một thời gian sử dụng có hiện tượng ố vàng, mờ, trầy xước,do các tác động từ môi trường, bụi bẩn, va chạm. Đồng thời, do sức nóng của đèn cũng có thể làm cho kính đèn trở nên mờ đục sau thời gian sử dụng. Vì vậy, việc phục hồi đèn pha là vô cùng cần thiết
Phục hồi đèn pha xe ô tô là quá trình vệ sinh, đánh bóng kính đèn pha hoặc xóa các vết xước, lấy lại vẻ trong, sáng. Phục hồi đèn pha là công việc vô cùng cần thiết để đảm bảo khả năng chiếu sáng của đèn pha, giúp người lái quan sát trên mọi cung đường.
>> Xem thêm: Xử lý kính lái bị xước
2. Hướng dẫn phục hồi đèn xe ô tô đơn giản
Tại các Garage, việc phục hồi đèn pha bằng các dung dịch chuyên dụng và quy trình chuẩn sẽ mang lại độ sáng trong cho đèn pha của bạn. Tuy nhiên, nếu đèn pha cửa bạn chỉ bị xước nhe và cần phục hồi đơn giản tại nhà, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây.
2.1 Phục hồi đèn pha bằng bơ
Thành phần ruột quả bơ sáp chứa nhiều chất Axit. Thành phần này giúp làm sạch các mảng bám ố vàng, đồng thời tăng độ sáng bóng. Do đó nhiều người thường dùng bơ sáp để đánh bóng đèn xe. Cách đánh bóng này có thể áp dụng với trường hợp choá đèn ô tô bị mờ đục sau thời gian dài sử dụng.
Với cách làm rất đơn giản. Bạn cắt đôi quẳ bơ, dùng phần thịt bơ chà nhiều lần lên mặt đèn pha, sau đó rửa lại bằng nước.
Đánh bóng kính lái bằng quả bơ ( ảnh minh họa)
2.2 Phục hồi đèn pha bằng kem đánh răng
Kem đánh răng thường được dùng để đánh bóng kim loại và các đồ vật khác trong gia đình, bởi thành phần kem đánh răng chứa florua giúp loại bỏ các mảng bám rất hiệu quả. Dùng kem đánh răng để phục hồi kính lái tại nhà là một mẹo an toàn. Bạn có thể dùng kém đánh răng để lau trực tiếp bền mặt kính đèn pha và rửa lại bằng nước.
2.3 Phục hồi đèn pha bằng giấy nhám
Trong trường choá đèn bị trầy xước nhiều có thể dùng cách đánh bóng đèn pha ô tô bị xước bằng giấy nhám. Tuy nhiên so với các cách trên thì cách này đòi hỏi người thực hiện phải nắm được kỹ thuật sử dụng và đánh bóng bằng giấy nhám. Bạn có thể ngâm giấy nhám vào nước và đánh đèn pha, sau đó sử dụng dung dịch chuyên dụng để đánh bóng lại.
3. Quy trình phục hồi đèn pha tại Hà Thành Garage
Phục hồi đèn pha xe ô tô tại nhà tuy tiết kiện, đơn giản nhưng chỉ có thể làm sạch một phần bề mặt đèn pha. Nếu không có các dụng cụ và dung dịch chuyên dụng khó có thể làm hoàn toàn các vết ố, xước và bên trong đèn pha. Vì vậy, để phục hồi đèn pha hiệu quả , bạn tham khảo quy trình phục hồi đèn pha tại Hà Thành Garage:
Bước 1: Tiếp nhận xem và kiểm tra tình trạng xe.
Bước 2: Báo giá cho khách hàng
Bước 3. Xuất lệnh phục hồi
Bước 4. Kiểm tra sau phục hồi
Bước 5: Bàn giao xe
Quá trình phục hồi đèn pha ô tô tại Hà Thành Garage được sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, dung dịch vệ sinh và đánh bóng có nguồn gốc rõ ràng. Để được tư vấn cụ thể về dịch vụ phục hồi đèn pha ô tô tại Hà Thành Garage, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 024 2205 1111
>> Xem thêm: Quy trình đánh bóng kính lái ô tô
4. Lưu ý sử dụng đèn pha để tránh bị phạt
- Không sử dụng đèn pha trong đô thị, khu dân cư. Vì đèn pha dễ làm chói mắt, ảnh hưởng đến các phương tiện di chuyển ngược chiều. Khi chạy trong đô thị chỉ sử dụng đèn cốt. Luật giao thông cũng đã quy định rõ điều này. Theo Luật Giao thông đường bộ, nếu ô tô dùng đèn chiếu xa trong khu dân cư sẽ bị phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
- Sử dụng đèn pha khi chạy đường cao tốc, đường ngoại ô, đường hai chiều có dải phân cách sẽ cho ánh sáng tốt hơn, giúp người lái có tầm nhìn bao quát hơn. Tuy nhiên khi dùng đèn pha nếu gặp xe ngược chiều trong điều kiện đường quá tối thì nên giảm tốc độ và chuyển sang cốt để tránh gây chói mắt tài xế chạy xe ngược chiều.
- Nên sử dụng nháy pha, đá pha khi cần xin vượt, xin đường thay cho còi xe. Vì ô tô thường đóng kín cửa, nếu ở khoảng cách quá xa sẽ khó nghe được. Dùng nháy pha thay cho còi cũng giảm ô nhiễm tiếng ồn.
- Nếu thấy xe ngược chiều nháy pha thì nên kiểm tra xem xe mình có đang bật đèn pha hay không. Các tài xế thường nhắc nhở nhau tránh chói mắt với người đi ngược chiều
>> Xem thêm: Những lỗi vi phạm giao thông thường mắc trong dịp tết