Một lớp sơn sáng bóng không một vết xước có lẽ là điều mà bất cứ một chủ xe nào cũng luôn mong muốn. Nhưng trong quá trình di chuyển trên đường dài khó có thể tránh khỏi sự va chạm nhẹ hay bị các vật thể như đá, sỏi, cành cây… va trúng gây ra vết xước làm cho chủ xe rất khó chịu. Hãy cùng Hà Thành Garage tìm hiểu thêm những cách để bảo vệ lớp sơn của bạn trước những va đập và không để lại vết xước nào.
1.Nguyên nhân khiến cho lớp màu sơn ô tô bị bong tróc.
1.1: Tác động từ môi trường
-
Nước mưa: Trong thời tiết mưa gió, xe đi ngoài trời mưa tiếp xúc với nước mưa một khoảng thời gian dài, nếu không vệ sinh rửa xe kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng phá hủy dần bề mặt sơn vfa tạo ra các vết ố vàng làm giảm độ bóng của xe bởi vì trong nước mưa có chứa chất axit nitric và sunfuric có hàm lượng cao hơn nước thông thường.
-
Ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mặt trời sẽ khiến cho xe ngày càng bị phai màu sơn, mất đi độ bóng và nứt nẻ bong tróc sơn, tăng nguy cơ bị oxi hóa.
-
Khói bụi: Khói bụi từ môi trường và giao thông có tác động tiêu cực đến lớp sơn ô tô như: Gây trầy xước lớp sơn, làm mờ và xỉn màu lớp sơn, tích tụ hóa chất ăn mòn.
1.2.Rửa xe không đúng cách
-
Sử dụng hóa chất không phù hợp: Nước rửa bát hoặc các chất tẩy mạnh có thể làm hư lớp bảo vệ sơn.
-
Dùng dụng cụ không đúng: Bọt biển cứng hoặc khăn bẩn chứa hạt cát nhỏ có thể làm xước và phá hỏng lớp sơn.
1.3.Tác động vật lý
-
Phân chim: Phân chim có thể ăn mòn lớp sơn, làm phồng rộp hoặc bong tróc lớp sơn, để lại vết ố vàng trên xe bởi vì trong phân chim có chứa axit uric (pH từ 3-4), một chất có tính axit mạnh. Khi phân chim tiếp xúc với lớp sơn, axit uric bắt đầu ăn mòn bề mặt sơn. Làm cho lớp sơn bị hư hại, mất độ bóng, và để lại vết loang lổ nếu không được làm sạch kịp thời.
-
Côn trùng lao vào xe: Côn trùng lao vào xe có thể gây ra vỡ kính xe hoặc làm xước sơn xe bởi vì bên trong côn trùng có chất dịch axit và enzym tiêu hóa, những chất này có thể phản ứng với lớp sơn, đặc biệt là khi để lâu dưới ánh nắng mặt trời rất khó để tẩy rửa nếu như bám trên vỏ xe quá lâu
1.4.Chất lượng và quy trình sơn kém.
-
Lớp sơn ban đầu không đạt tiêu chuẩn: Sử dụng sơn chất lượng thấp hoặc quy trình sơn không đúng cách (như không vệ sinh bề mặt kỹ càng trước khi sơn) dễ dẫn đến bong tróc.
-
Không sử dụng lớp lót hoặc bảo vệ: Lớp sơn chính thiếu lớp lót hoặc phủ bảo vệ sẽ dễ bị tác động bởi môi trường.
2. Lý do vì sao cần bảo quản lớp sơn xe ô tô
Bảo quản lớp sơn xe ô tô là một phần quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp, giá trị và độ bền của xe.
2.1.Duy trì tính thẩm mỹ
-
Lớp sơn là "bộ mặt" của xe: Lớp sơn bóng đẹp tạo nên ấn tượng ban đầu và giúp xe trông mới, sang trọng.
-
Ngăn ngừa phai màu: Bảo quản đúng cách giúp lớp sơn giữ được màu sắc nguyên bản, tránh hiện tượng xỉn màu hoặc loang lổ.
2.2.Bảo vệ lớp vỏ kim loại bên dưới
-
Ngăn ngừa rỉ sét: Lớp sơn là "lá chắn" bảo vệ phần kim loại khỏi tiếp xúc với độ ẩm, nước mưa, và không khí, những yếu tố gây oxi hóa và gỉ sét.
-
Giảm thiểu tác động của môi trường: Bảo vệ xe khỏi những hư hại từ tia UV, axit trong nước mưa, phân chim, và các hóa chất ăn mòn khác.
2.3.Tiết kiệm chi phí sửa chữa dài hạn
-
Hạn chế sửa chữa lớn: Bảo quản lớp sơn giúp giảm nguy cơ phải sơn lại hoặc xử lý gỉ sét, một công việc tốn kém.
-
Giảm chi phí làm sạch: Lớp sơn được phủ bảo vệ như ceramic hoặc wax giúp bụi bẩn ít bám hơn, rửa xe dễ dàng hơn.
2.4.Tăng giá trị khi bán lại
-
Xe trông mới hơn: Một chiếc xe có lớp sơn bóng đẹp sẽ dễ thu hút người mua và có giá trị cao hơn so với xe bị xỉn màu hoặc bong tróc.
-
Tạo cảm giác được chăm sóc tốt: Lớp sơn còn nguyên vẹn phản ánh sự bảo dưỡng kỹ lưỡng của chủ xe, làm tăng độ tin cậy
3. Cách bảo vệ lớp sơn xe ô tô đơn giản
3.1. Rửa xe đúng cách
-
Sử dụng dung dịch rửa xe chuyên dụng: Không dùng xà phòng, nước rửa bát hoặc các chất tẩy rửa không phù hợp vì chúng có thể làm mất độ bóng và hư hại lớp sơn.
-
Rửa xe bằng khăn mềm: Dùng khăn sợi nhỏ (microfiber) để tránh làm trầy xước bề mặt sơn.
3.2. Bảo vệ xe khỏi tác động của môi trường
-
Đỗ xe ở nơi râm mát: Hạn chế để xe tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu để tránh làm sơn phai màu.
-
Sử dụng bạt phủ xe: Khi đỗ xe ngoài trời, bạt phủ sẽ bảo vệ xe khỏi bụi bẩn, mưa axit và phân chim – những yếu tố gây hại cho lớp sơn.
3.3.Phủ bảo vệ lớp sơn
-
Wax định kỳ: Wax giúp tạo một lớp màng bảo vệ trên bề mặt sơn, tăng cường độ bóng và chống bám bẩn. Nên thực hiện 1-2 tháng/lần.
-
Phủ ceramic hoặc PPF : Đây là cách bảo vệ sơn lâu dài, giúp lớp sơn chống trầy xước, hạn chế tác động từ tia UV và tạo hiệu ứng chống bám nước.
3.4.Xử lý ngay khi có vết bẩn hoặc trầy xước
-
Loại bỏ vết bẩn ngay lập tức: Các vết nhựa cây, phân chim hay dầu mỡ cần được làm sạch ngay để tránh ăn mòn lớp sơn.
-
Dùng dung dịch chuyên dụng cho từng loại vết bẩn: Không tự ý dùng chất tẩy mạnh, tránh làm hỏng bề mặt sơn.
Nếu xe của bạn đang trong tình trạng bị các vết xước trên xe, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của xe mà còn làm cho tâm trạng của một chủ xe rất khó chịu. Vậy thì còn trần chờ gì mà không chọn ngay cho mình một cơ sở uy tín để áp dụng các biện pháp bảo vệ lớp sơn cho xe của mình.
Hà Thành Garage chính là sự lựa chọn hàng đầu cho các chủ xe, bởi tại đây không chỉ có đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, dịch vụ tốt mà sản phẩm còn đạt chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ở đây chúng tôi áp dụng công nghệ dán PPF, mặc dù giá thành dán PPF cao hơn phủ Ceramic, nhưng chất lượng của PPF thì lại rất tốt, bởi PPF được làm từ polyurethane hoặc TPU, các loại nhựa chất lượng cao có khả năng chống va đập, chống trầy xước. Vây nên số chi phí bỏ ra để đổi lại một chiếc xe sáng bóng không một vết xước bảo vệ lớp sơn được lâu dài là vô cùng xứng đáng.
Hãy đến với Hà Thành Garage ngay hôm nay để xế yêu của bạn được thay một bộ áo mới sáng bóng không tỳ vết.