Phục hồi ghế da ô tô tại Hà Nội - Hà Thành Garage

Phục hồi ghế da ô tô không phải là một công việc đơn giản, đòi hỏi người tiến hành phải có tay nghề khéo léo, thực hiện tỷ mỉ và phải biết lựa chọn các sản phẩm phục hồi, chăm sóc, dưỡng ghế da ô tô sau phục hồi chuẩn chất lượng, an toàn để không làm bong tróc ghế da sau này - một tình trạng rất dễ gặp nếu xử lý và phục hồi ghế da không đúng cách bằng các sản phẩm không đạt chất lượng. 

Phục hồi ghế da ô tô tại Hà Nội - Hà Thành Garage

1. Các hỏng hóc với ghế da ô tô và biện pháp xử lý


Đối với trường hợp ghế da ô tô bị mốc, rách hoặc nứt nhẹ, quý khách có thể tự phục hồi ghế da ô tô tại nhà. Tuy nhiên, cần đảm bảo các sản phẩm sử dụng phải đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng và độ an toàn với ghế da ô tô.

Do được làm với chất liệu bằng da nên trong quá trình sử dụng rất dễ hỏng hóc so với chất liệu vải thông thường. Quá trình sử dụng lâu dài có thể khiến ghế da ô tô dần bị lão hóa, tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu khiến ghế da ô tô bị hỏng hóc nhanh chóng xuất phát từ cách sử dụng, vệ sinh và bảo dưỡng ghế da ô tô chưa đúng cách.

1.1. Phục hồi ghế da ô tô bị mốc

Mồ hôi, không khí ẩm ướt hay thức ăn rơi vãi lâu ngày trên ghế không được dọn dẹp để lại những vệt mốc lốm đốm đen, thậm chí đóng thành mảng, khiến chất da trở nên thô cứng, có mùi hôi, cực kỳ mất thẩm mỹ.

Với những ghế da ô tô bị mốc, đầu tiên, cần vệ sinh thật sạch bụi bặm, sạn cát bám bẩn trên ghế, Hà Thành Garage sẽ thực hiện vệ sinh thật sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, vệ sinh nội thất và bảo dưỡng lớp ghế da bằng chất dưỡng ghế da để lấy lại sự đàn hồi và mềm mại cho ghế.

>>> Tham khảo chi tiết tại bài viết: Cách xử lý & phòng tránh ghế da ô tô bị mốc

Dụng cụ chuẩn bị

  • Máy hút bụi.

  • Dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho da.

  • Khăn cotton mềm.

  • Bọt biển (khăn microfiber).

  • Nước sạch.

  • Chất dưỡng dành cho da.

Lưu ý: Nếu không sẵn dung dịch vệ sinh chuyên dụng, bạn có thể tự pha một số dung dịch vệ sinh bằng các nguyên liệu tại gia. Công thức pha chế sẽ được hướng dẫn bên dưới.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Chọn một nơi thoáng khí để đỗ xe. Trước khi vệ sinh, mở toàn bộ cửa của xe để không khí được lưu thông và khi vệ sinh bụi bẩn, hơi nước bốc hơi dễ dàng hơn.

Bước 2: Dùng máy hút bụi hút toàn bộ bụi bẩn và nấm mốc trên bề mặt, các ngóc ngách. Đặc biệt là những vị trí khe, rãnh, gầm ghế thường tích tụ rất nhiều bụi bẩn và là nơi rác thức ăn thường rơi xuống.

Bước 3: Sử dụng miếng bọt biển (hoặc khăn microfiber) thoa dung dịch vệ sinh chuyên dụng lên bề mặt ghế bị mốc theo chuyển động tròn để làm sạch ghế.

Bước 4: Sử dụng khăn mềm sạch khác lau lại bề mặt ghế sau khi dùng chất tẩy rửa.

Bước 5: Dùng khăn hoặc miếng bột biển mới thoa lên ghế một lớp kem dưỡng ghế da để bảo vệ và giúp chất da mềm mại hơn.

Bước 6: Để chất dưỡng ngấm vào da ít nhất một giờ trước khi dùng khăn lau sạch lại một lần cuối. Trong lúc đó, tiếp tục để cửa mở cho thoáng khí trong xe.

1.2. Phục hồi ghế da ô tô bị trầy xước, rách

Ghế da ô tô bị xước hoặc rách do bị vật sắc nhọn cọ sát, đâm chọc vào làm trầy lớp da bề mặt ghế hoặc khiến lớp da bị rách lộ lớp bông trắng hoặc nỉ ghế bên trong cực kỳ mất nhãn quan.

Nếu để lâu có thể khiến vết trầy xước hoặc vết rách ngày một lớn dần và khi đó, chi phí sửa chữa sẽ đội lên rất nhiều. Không những vậy, còn có thể gây biến dạng ghế do lực tác động sau một thời gian dài tại vị trí bị rách.

Xử lý phần ghế bị trầy xước hoặc bị rách, Hà Thành Garage áp dụng quy trình sửa chữa như sau:

Dụng cụ chuẩn bị

  • Chất trám ghế da (dạng kem, gel hoặc sáp) có màu giống màu ghế.

  • Miếng vá ghế da.

  • Giấy nhám đánh bóng ghế da chuyên dụng.

  • Khăn micrfiber.

  • Kéo cắt.

Quy trình tiến hành

Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt ghế da (hút sạch các bụi bẩn, mảnh vụn và chất bẩn) bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng và khăn microfiber.

Bước này sẽ giúp mặt ghế da sạch hoàn toàn trước khi tiến hành vá vị trí ghế bị trầy xước hay rách.

Bước 2: Dùng kéo cắt sạch và tỉa gọn những vết rách bị tưa chỉ để định hình vết rách hoặc vị trí bị trầy xước, giúp miệng vết rách được gọn gàng.

Bước 3: Đưa miếng vá luồn khít vào bên dưới vết rách. Giữ nguyên và cẩn thận nhỏ keo dán đi một đường xunh quanh miệng vết rách và miếng vá để chúng dính lại với nhau. Sau đó sử dụng máy sấy để giúp keo nhanh khô và miếng vá sẽ dính vào miệng vết rách.

Bước 4: Dùng dao phết chất trám da lên bề mặt miếng lót theo nguyên tắc lớp chồng lớp. Tức, lớp này khô thì sẽ phết tiếp một lớp mới. Cách này sẽ giúp lớp trám bám màu trên da bền hơn. Phết đến khi chất trám dày hơn và chồng lên trên phần lớp da ghế ô tô một lớp mỏng thì dừng. Sau đó, sử dụng máy sấy để lớp trám mau khô.

Bước 5: Sử dụng keo dán bọc bảo vệ phần da xung quanh vị trí vừa vá. Tiếp đến, dùng giấy nhám chà nhẹ nhàng lên bề mặt chất trám vừa phết lên ghế để san bằng và làm mịn phần chất trám, giúp cho phần chất trám và lớp vá đồng đều hơn với phần da xung quanh. 

Bước 6: Cuối cùng, dùng khăn lau ẩm lau sạch bụm trám trên vị trí vừa vá.

1.3. Phục hồi ghế da ô tô bị rách, thủng lớn

Dụng cụ thực hiện

  • Chất trám ghế da (kem, gel hoặc sáp) có màu giống màu ghế.

  • Miếng da trùng khớp với da ghế.

  • Giấy nhám đánh bóng ghế da chuyên dụng.

  • Máy sấy tóc.

  • Kéo nhỏ.

  • Khăn siêu mịn.

Quy trình tiến hành

Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt ghế da, loại bỏ sạch các mảnh vụn, bụi, chất bẩn… Đảm bảo bề mặt da ghế khô hoàn toàn trước khi thực hiện bước tiếp theo.

Bước 2: Nếu các mép vết rách bị tưa chỉ thì dùng kéo tỉa cho gọn gàng.

Bước 3: Đo lỗ thủng bị rách trên ghế da, có thể sử dụng giấy để vẽ. Sau đó cắt miếng da vá theo kích thước và hình dạng tương ứng sao cho lắp vừa vào lỗ thủng.

Bước 4: Đặt một miếng giấy sáp luồn dưới lỗ thủng. Giấy sáp sẽ giúp mút ghế không bị cứng nếu keo dán miếng da vá chảy xuống mút.

Bước 5: Đặt miếng da vá vào lỗ thủng (nằm đè lên giấy sáp). Bơm keo xung quanh mép để miếng vá liên kết chặt vào vùng da xung quanh.

1.4. Phục hồi ghế da ô tô bị nổ

Ghế da ô tô có thể có tuổi thọ lên đến chục năm đối với những chất da xịn. Sau một khoảng thời gian dài sử dụng, ghế da ô tô sẽ bị lão hóa hoặc xuất hiện những hỏng hóc như nứt, nổ là chuyện khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, rất nhiều xế xe sử dụng ô tô mới được 1 - 2 năm mà ghế da xe đã bị nổ, hay nứt thì khả năng cao là do nguyên nhân chủ quan.

Việc để xe quá lâu ngoài trời nắng, để nắng chiếu trực tiếp vào nội thất trong xe và việc vệ sinh ghế da ô tô không đúng cách là hai nguyên nhân phổ biến nhất khiến ghế da ô tô nhanh chóng bị nổ.

Ngoài ra, chất liệu da công nghiệp kém chất lượng cũng là một nguyên nhân. Thông thường, những loại da công nghiệp thường có độ dày thấp, liên kết giữa các phân tử da với nhau, giữa lớp nhựa PVC và lớp cốt da bên dưới yếu.

Vì vậy, khi chịu tác động của lực đè nén, ma sát và cọ sát liên tục trong quá trình sử dụng sẽ khiến ghế da làm từ chất liệu da công nghiệp rất chóng bị bong tróc và nổ.

Với những loại ghế da làm từ chất liệu công nghiệp, Hà Thành Garage khuyên quý khách nếu có tài chính nên thay mới lớp da ghế để có được trải nghiệm sử dụng ghế tốt hơn.

Để xử lý ghế da ô tô bị nổ, cách tiến hành tương tự như cách xử lý đối với ghế da ô tô bị trầy xước hoặc rách.

1.5. Phục hồi ghế da ô tô bị nứt

Ghế da ô tô bị nứt nguyên nhân chủ yếu do bị chịu lực mạnh khi sử dụng vượt quá khả năng đàn hồi của ghế khiến chúng dễ bị nứt.

Với những vết nứt nhẹ, quý khách hoàn toàn có thể mua các sản phẩm kem, gel hoặc trám vết nứt da được bày bán trên nhiều trên thị trường để tự thực hiện vá vết nứt ghế tại nhà.

Tuy nhiên, với những vết nứt sâu, rộng và nhiều, Hà Thành Garage khuyên quý khách nên đưa xe đến các Garage chăm sóc và sửa chữa xe hơi để nhân viên kỹ thuật đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả và tốt nhất.

Dụng cụ chuẩn bị

  • Chất trám vết nứt ghế da (dạng kem, gel hoặc sáp).

  • Giấy nhám đánh bóng ghế da chuyên dụng.

  • Keo dán da.

  • Khăn microfiber.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Vệ sinh bề mặt ghế bằng máy hút bụi, dung dịch vệ sinh chuyên dụng và khăn microfiber để loại bỏ sạch các mảnh vụn, bụi bặm và chất bẩn dính trên ghế. Sau khi vệ sinh, thực hiện lau và sấy ghế, đảm bảo bề mặt ghế khô nước và hơi ẩm trước khi tiến hành.

Bước 2: Dùng kéo, cắt, tỉa các chỉ tưa tại các vết nứt cho bị xù lông chim và mài lại bằng giấm nhám chuyên dụng để làm gọn vết nứt.

Bước 3: Sử dụng khăn mềm thoa kem trám khít kín và lấp đầy các vết nứt.

Bước 4: Khi chất trám tại các vết nứt đã khô, dùng giấy nhám chuyên dụng chà lên các vết nứt để san phẳng với vùng da xung quanh.

Bước 5: Sử dụng khăn mềm ẩm nhẹ nhàng lau sạch bụi sau khi chà nhám.

Bước 6: Dùng khăn microfiber thoa chất tạo màu lên vùng vừa trám nứt để tạo màu phần vết nứt vừa trám cho giống và thống nhất với màu ghế theo nguyên tắc lớp chồng lớp như trên.

Bước 7: Cuối cùng, sấy khô cho lớp sơn mau khô, để mở cửa xe cho thoáng khí và mùi của chất trám và sơn sau khi thực hiện.

1.6. Ghế da ô tô bị mờ/ bạc màu

Dụng cụ chuẩn bị

  • Khăn microfiber.

  • Kem Leather Protection.

  • Sáp Balm bảo dưỡng ghế da ô tô .

Các bước tiến hành

Bước 1: Vệ sinh bề mặt ghế bằng máy hút bụi, dung dịch vệ sinh chuyên dụng và khăn microfiber để loại bỏ sạch các mảnh vụn, bụi bặm và chất bẩn dính trên ghế. Sau khi vệ sinh, thực hiện lau và sấy ghế, đảm bảo bề mặt ghế khô nước và hơi ẩm trước khi tiến hành.

Bước 2: Sử dụng một miếng bọt biển ẩm, chấm thuốc nhuộm lên vùng da bị bạc màu. Đối với trường hợp diện tích phai màu ghế rộng hoặc với những chiếc ghế da đã bị phai màu hoàn toàn, thực hiện phun phủ lại hoàn toàn.

Bước 3: Sấy khô ghế sau khi chấm hoặc phun sơn.

Bước 4: Sử dụng Balm lau kỹ trên bề mặt da nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để chất Balm thẩm thấu vào da. Sau đó lau sách lớp balm lại bằng khăn mềm. 

Bước 5: Phủ lên phần vừa sơn lại một lần lớp Leather Protection Cream để khóa và tăng đường độ bám của lớp sơn trên bề mặt ghế.

Bước 6: Cuối cùng, sấy khô toàn bộ ghế lại lần cuối cùng để làm khô lớp sơn, đồng thời để mở cửa xe để mùi thuốc và sơn bay hết.

2. Phục hồi ghế da ô tô tại Hà Thành Garage


Nếu đã thử và tự làm theo hướng dẫn tất cả những cách trên mà các vệt ố mốc, trầy xước, nứt hay rách mà ghế da thì vẫn bị bạc thì có thể quý khách cần đến sự xử lý chuyên nghiệp hơn từ các kỹ thuật viên tại Hà Thành Garage.

Tại Hà Thành Garage, chúng tôi áp dụng phương pháp vệ sinh và phục hồi ghế da xe ô tô bằng Urniture Clinic - một sản phẩm chăm sóc và sửa chữa da hàng đầu thế giới xuất xứ từ Anh quốc. 
Quy trình phục hồi ghế da xe hơi tại Hà Thành Garage gồm 4 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cùng khu vực xung quanh ghế da ô tô bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng và sấy khô.

Quy trình phục hồi ghế da ô tô tại Hà Thành Garage bước 1

Bước 2: Xử lý vết mốc, vết trầy xước hoặc rách theo các phương án khác nhau căn cứ vào tình trạng thực tế của ghế.

Bước 3: Vệ sinh lại bề mặt vùng da vừa xử lý (nếu có).

Quy trình phục hồi ghế da ô tô tại Hà Thành Garage bước 3

Bước 4: Dưỡng ghế da ô tô

Quy trình phục hồi ghế da ô tô tại Hà Thành Garage bước 4

3. Kết luận


Phục hồi ghế da ô tô không đúng cách và sử dụng sản phẩm không đạt chất lượng rất dễ gây ra hiện tượng ghế da bị bong tróc sau khi phục hồi. Vì vậy, một trung tâm hoặc Garage chăm sóc, sửa chữa xe hơi uy tín sẽ là sự lựa chọn tốt nhất giúp quý khách khắc phục tình trạng ghế bị mốc, trầy xước, nứt hay rách rất mất thẩm mỹ.

Cảm ơn quý khách đã quan tâm và theo dõi. Chúc quý khách một ngày tốt lành.

Hà Thành Garage chuyên bảo dưỡng, sửa chữa ô tô uy tín, chất lượng, luôn đồng hành cùng quý khách!

HÀ THÀNH GARAGE - HỆ THỐNG SỬA CHỮA & CHĂM SÓC Ô TÔ CAO CẤP

Kênh liên hệ Hà Thành Garage

Giờ mở cửa: 8.00 - 17.30 (Thứ 2 - Chủ nhật)

Hệ thống chi nhánh toàn quốc: Xem danh sách

Tags
Bình luận
0/5
Bình chọn